Bóng đèn tiết kiệm điện là an toàn, đừng lo ngại khi nghe thấy những lời bàn tán trên mạng rằng chúng gây ung thư

    Dink,  

    Thử nghiệm của rất nhiều cơ quan chính phủ cũng như các nhà khoa học đã chứng minh điều này.

    Vẫn có rất nhiều mối lo ngại xoay quanh những bóng đèn tiết kiệm điện, người tiêu dùng (và cả nhiều người tỏ ra sợ hãi quá mức) đặt nhiều dấu hỏi về thiết bị được cho là tiết kiệm điện này.

    Họ nói rằng sự phát xạ của các bóng đèn này sẽ gây hại, nó họ rằng tia cực tím từ đèn sẽ ảnh hưởng đến cơ thể con người và nhiều người trong số họ thậm chí còn khẳng định rằng thủy ngân trong đèn sẽ gây nhiễm độc lên những người sử dụng.

    Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng bóng đèn tiết kiệm điện gây nguy hiểm, nhưng số lượng những thử nghiệm khoa học, những báo cáo chính thức từ các cơ quan chính phủ về việc bóng đèn tiết kiệm điện hoàn toàn an toàn còn nhiều hơn.

    Dưới đây là lời giải thích cho tất cả mọi sự lo lắng đó, để thuyết phục những người còn lo sợ rằng bóng đèn tiết kiệm điện HOÀN TOÀN AN TOÀN.

    Trường điện từ phát ra từ bóng đèn

    Đã vài thập kỷ nay, người ta cho rằng trường điện từ và phát xạ điện từ (những gì phát ra từ tivi, điện thoại di động hay bóng đèn điện) gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, nhưng bằng chứng khoa học chính xác về những cáo buộc ấy không thực sự đầy đủ và đáng tin.

    Tổ chức Y tế Thế giới WHO chính thức thông báo trong một bản khảo sát rằng “những bằng chứng hiện tại không đủ để xác minh bất cứ tổn tại sức khỏe nào gây ra bởi trường điện từ cấp thấp”, ví dụ như bức xạ phát ra từ một bóng đèn tiết kiệm điện.

    Dù rằng đã có những báo cáo từ những người sử dụng thiết bị cho rằng rằng họ có các triệu chứng như đau đầu, lo âu, các vấn đề tâm lý như trầm cảm, bị buồn nôn hay mệt mỏi, ... nhưng không có bằng chứng cụ thể nào về việc trường điện từ đã gây những ảnh hưởng đó lên cơ thể họ cả.

    Hơn nữa, báo cáo tổng hợp của trang Science-Based Medicine cho thấy rằng, dù đúng là bóng đèn tiết kiệm điện có tỏa ra một trường điện từ mạnh hơn các bóng đèn thông thường khác (mạnh hơn không đáng kể) nhưng từng đó là hoàn toàn không đủ để gây ra những tổng thương về sức khỏe.

    Không chỉ thế, trường điện từ này càng tỏa ra xa thì nó sẽ càng yếu đi rõ rệt, không có bằng chứng nào cho thấy bóng đèn trên trần nhà của bạn ảnh hưởng tới người đang ngồi trên ghế cả.

    Tia cực tím phát ra từ bóng đèn

    Một số người còn tỏ ra lo ngại với những sự phát xạ khác từ bóng đèn tiết kiệm điện, ví dụ như tia cực tím.

    Một nghiên cứu của chính phủ Canada hồi năm 2009 có cho những kết quả về việc này, rằng đèn tiết kiệm điện sẽ tỏa ra phát xạ cực tím trong phạm vi 30 cm xung quanh nguồn phát sáng.

    Thử nghiệm cho thấy ở khoảng cách dưới 30 cm, một đèn tiết kiệm điện sẽ có mức độ phá xạ cực tím bằng với một bóng đèn sợi đốt 60W. Bạn có thể thấy nó không khác nhau là mấy, nhưng vẫn không nên sử dụng quá lâu ở khoảng cách dưới 30 cm để tránh những tổn hại sức khỏe lâu dài.

    Kết luận trên cũng được đưa ra bởi Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe Vương quốc Anh, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng khuyên rằng bạn không nền sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện ở khoảng cách quá gần (dưới 30 cm) với thời gian hơn một giờ mỗi ngày.

    Bên cạnh đó, nếu bạn không bị những bệnh ngoài da đặc biệt (như bệnh Lupus – phát ban đỏ), thì việc sử dụng đèn tiết kiệm điện hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì, bạn có thể dùng nó như với bóng đèn sợi đốt.

    Chất độc thủy ngân có trong thành phần tạo nên bóng đèn tiết kiệm điện

    Vấn đề về bóng đèn chứa một lượng thủy ngân nhất định cũng gây nên nhiều mối lo ngại. Nhưng sự thực là chúng ta đã số với những bóng đèn chứa thủy ngân nhiều năm rồi, từ những bóng đèn ống huỳnh quang mà ta hay gọi là đèn tuýp.

    Nhưng thực tế, cái thứ chất độc (thủy ngân) tưởng như đáng lo ngại nhất trong những loại bóng đèn này lại ... chẳng nguy hiểm đến thế. Một bài tổng hợp tại National Geographic đã nói về vấn đề này, cũng như những ảnh hưởng và lợi ích của nó tới môi trường.

    Ai cũng biết bóng đèn huỳnh quang luôn chứa một lượng thủy ngân nhất định nhưng chúng ta lo sợ vì không biết rõ rằng từng đó là bao nhiêu.

    Lượng thủy ngân chứa trong bóng đèn chỉ bằng 1/100 những nhiệt kế treo tường mà ta vẫn sử dụng để trang trí nhà cửa, chưa kể tới việc gần như trong tủ thuốc gia đình nào cũng có sẵn một chiếc nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ mỗi khi ốm sốt.

    Ít lo ngại hơn, đó là các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng lượng thủy ngân thoát ra từ bóng đèn tiết kiệm điện vỡ cực kì ít. Thí nghiệm của hai nhà khoa học Yadong Li và Li Jin tại Đại học Bang Jackson cho thấy rằng lượng thủy ngân thoát ra chỉ vào khoảng 0,04 cho tới 0,7 milligram.

    Bên cạnh đó, để có thể nhiễm độc thủy ngân, một người cần phải tiếp xúc liên tục trong một khoảng thời gian dài. Thủy ngân trong nhiệt kế hay trong bóng đèn sẽ không gây tác động trực tiếp lên người tiếp xúc vì chúng chỉ là một hàm lượng nhỏ và không đậm đặc. Bạn thậm có thể lỡ nuốt phải thủy ngân trong nhiệt kế gia đình mà chẳng bị làm sao cả, KHÔNG nên thử tại nhà nhé.

    Hiện tại, một phần lớn lượng thủy ngân chúng ta có trong bầu khí quyển là đến từ việc đốt than lấy năng lượng. Nếu như ta chuyển sang sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, ta sẽ giảm thiểu được lượng năng lượng cần thiết để có được ánh đèn điện.

    Bạn đã đủ an tâm chưa?

    Kết luận lại, bóng đèn tiết kiệm điện là một phương pháp thay thế hoàn hảo, khi mà nó không hề gây tổn hại gì đáng kể gì khi phát sáng ở khoảng cách ngoài 30 cm. Nếu dùng trong khoảng thời gian dài, không nên ngồi gần nó trong phạm vi 30 cm.

    Còn lại thì bạn có thể sử dụng nó an toàn như với bóng đèn sợi đốt bình thường.

    Và thậm chí khi bạn không an tâm đi nữa, có những loại đèn tiết kiệm điện có thêm những lớp kính bảo vệ nữa, gần như triệt tiêu mọi mối nguy hại từ phát xạ tới cơ thể con người.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ