Bớt hội họp, làm màu đi, startup Việt muốn gây dựng danh tiếng nhất định phải làm sản phẩm tốt trước đã
"Xây dựng danh tiếng không giống như một cuộc đua nơi có vạch xuất phát và kết thúc rõ ràng. Cũng không giống như tuyến tính, chỉ qua một quá trình là xong. Startup Việt phải luôn luôn dành công sức ra để cải thiện nó", chuyên gia của Uber khẳng định.
Vừa qua, bà Amy Kunrojpanya - Giám đốc Chính sách và Truyền thông của Uber Châu Á - Thái Bình Dương đã có buổi gặp gỡ tư vấn với hơn 100 đơn vị khởi nghiệp và sinh viên công nghệ tại Hà Nội về chủ đề "Xây dựng danh tiếng cho startup".
Bà Amy Kunrojpanya - Giám đốc Chính sách và Truyền thông của Uber Châu Á - Thái Bình Dương
Nằm trong khuôn khổ chương trình UberEXCHANGE - Khởi nghiệp thông minh, những chia sẻ của bà Amy đã mang lại cho cộng đồng khởi nghiệp Việt nhiều kinh nghiệm quý giá về cách thức phát triển danh tiếng, đặc biệt là trong điều kiện nguồn tài nguyên và nhân sự doanh nghiệp có hạn.
Theo bà Amy Kunrojpanya, các startup Việt Nam muốn xây dựng danh tiếng, trước hết cần bắt đầu với những thứ cơ bản như: sản phẩm, dịch vụ, giá thành và thậm chí cả dư luận.
Và quan trọng hơn cả là người khởi nghiệp phải tự hỏi bản thân: Bạn làm gì giỏi hơn những người khác? Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời, thì hãy hỏi chính mình câu hỏi thứ hai: Bạn muốn làm gì giỏi hơn những người khác?
Cả hai câu hỏi đó đều quan trọng bởi: bạn làm gì giỏi hơn - đó là những điều ở hiện tại, những điều bạn có thể làm giỏi hơn, là những gì bạn có thể chạm tới, những gì hữu hình, mọi người có thể trải nghiệm dịch vụ và sử dụng sản phẩm của bạn.
Bạn muốn làm gì giỏi hơn - lại là những điều ở tương lai, những gì bạn khao khát, là tầm nhìn dài hạn, thứ mà bạn đang cố gắng xây dựng - thứ sẽ giải quyết được một vấn đề khó khăn và thay đổi thế giới.
Nếu bạn muốn làm tốt ở hiện tại, người khởi nghiệp cần nghĩ tới những điều muốn làm tốt, bởi đó là những thứ tối quan trọng trong việc xây dựng danh tiếng.
Một khi đã xác định được những điều đó, hãy bám chắc lấy nó và bắt đầu xây dựng nền tảng cốt lõi để doanh nghiệp của bạn trở nên có ý nghĩa.
4 lời khuyên giúp startup Việt xây dựng danh tiếng
Bạn có thể thành công khi không chú trọng vào xây dựng uy tín, nhưng điều đó sẽ làm bạn dễ dàng thất bại hơn về lâu dài. Đầu tư phát triển danh tiếng cho startup giống như gửi tiền vào ngân hàng vậy. Bạn luôn tiết kiệm, bởi một ngày nào đó bạn sẽ phải rút tiền để giải quyết một vấn đề nào đó.
Tương tự như khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng, bạn cần những người hỗ trợ và tin tưởng bạn nói rằng: "Tôi biết người đó, tôi biết người sáng lập và tôi không tin đó là sự thật. Nếu họ thực sự đã làm sai, hẳn đó không phải là cố ý và tôi vẫn sẵn lòng đứng về phía họ".
Vì vậy, nếu bạn không có uy tín hay danh tiếng, bạn sẽ dễ dàng bị tấn công và loại bỏ hơn. Chúng ta đang sống trong thế giới mà uy tín đôi khi là điều duy nhất có thể bảo vệ ta khỏi những trường hợp như vậy.
Như phần lớn các startup mới, bạn phải xây dựng danh tiếng từ con số 0, vì lúc này bạn vẫn chưa có gì cả. Nó giống như ý tưởng của CEO Uber - Travis về việc vắt nước chanh từ không khí vậy. Người khởi nghiệp cần "nghĩ lớn", hãy táo bạo và dũng cảm khi nghĩ đến những mục tiêu mà bạn muốn đặt ra để xây dựng danh tiếng cho mình. Nhưng khi bắt đầu thực hiện, hãy đi từng bước một vì bạn sẽ phải làm việc này mỗi ngày.
Đầu tiên, nếu bạn làm chủ startup, người sáng tạo hay nhà đầu tư, bạn cần đặt mục tiêu cho doanh nghiệp của mình. Vậy mục tiêu đó phải như thế nào?
Ví dụ: Nếu bạn bắt đầu khởi nghiệp hôm nay, trong 3 tháng tới, bạn muốn mọi người nghĩ gì về doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn? Bạn muốn được biết tới như thế nào trong một năm tới? Có sự kiện gì mà bạn muốn tham gia vì mọi người đã nghe đến bạn, đã thử sản phẩm của bạn, biết bạn, tin tưởng bạn và muốn bạn cộng tác với họ?
Bạn phải đặt ra mục tiêu hoặc bạn sẽ không đo được tiến độ cho việc phát triển uy tín của mình. Đây là điều mà mọi doanh nghiệp làm để họ có thể tập trung thực hiện, không chỉ trong hiện tại mà còn cả tương lai.
Thứ hai, chỉ có làm việc mới nâng cao được uy tín của bạn mỗi ngày
Có rất nhiều người trong cộng đồng khởi nghiệp nói rằng: nếu bạn không có nhiều tiền, bạn sẽ khó mà gây dựng danh tiếng. Thực ra, đây là khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể kiếm được. Bởi vì nếu bạn không đầu tư thời gian và sức lực của mình, bạn sẽ còn tốn kém nhiều hơn trong tương lai.
Xây dựng danh tiếng không giống như một cuộc đua nơi có vạch xuất phát và kết thúc rõ ràng. Cũng không giống như tuyến tính, chỉ qua một quá trình là xong. Bạn phải luôn luôn dành công sức ra để cải thiện nó.
Uy tín giống như một sinh vật sống, phát triển và trưởng thành theo thời gian. Doanh nghiệp của bạn phát triển khi sản phẩm của bạn được cải tiến tốt hơn, và bạn có thể nâng giá khi người dùng cảm thấy thích thú khi trải nghiệm dịch vụ của bạn. Hoặc có thể là ngược lại, và bạn phải khắc phục điều đó.
Vì vậy, có thể nói rằng danh tiếng của bạn đang "sống" và thay đổi liên tục. Bạn phải xây dựng, duy trì và bảo vệ nó mỗi ngày. Nếu có điều gì xấu xảy ra, bạn phải quay lại và tiếp tục cải thiện nó. Hãy nghĩ đây là một hoạt động thường nhật trong cuộc sống của bạn. Khi làm như vậy, bạn đang xây cho mình một nền tảng rất vững chắc. Ngay cả khi bất trắc xảy ra, mọi người sẽ không chỉ biết bạn làm nghề gì, mà vẫn sẽ biết bạn thực sự là người thế nào
Điều thứ ba, nhà sáng lập công ty khởi nghiệp là chìa khóa dẫn đến danh tiếng
Nhắc tới startup, người ta nhắc tới nhà sáng lập, bởi đây là nguồn cảm hứng bất tận của doanh nghiệp. Câu chuyện của họ cùng những kinh nghiệm cuộc sống, động cơ thúc đẩy họ phát minh ra các công nghệ mới, để tìm ra giải pháp cho những vấn đề khó khăn - đây là những điều giúp cho mọi người hiểu bạn là ai, bạn đại diện cho điều gì.
Hãy tạo cơ hội cho mọi người biết thêm về nhà sáng lập. Nếu bạn đang là người sáng lập và bạn chưa biết câu chuyện của mình là gì, đó là điều bạn phải tìm ra để có thể kể lại câu chuyện đó nhiều lần.
Bạn phải xây dựng "tiếng nói" cho mình, nhất là với cộng đồng và những người quan trọng với bạn, từ nhà đầu tư, người tiêu dùng, đối tác, nhà báo hay mạng xã hội… bất kể ai đó có thể giúp bạn phát triển và thành công.
Do đó, nếu nhà sáng lập biết tập trung phát triển bản thân, trau dồi kinh nghiệm cá nhân và tìm kiếm động lực - hãy kể những câu chuyện này và mang tiếng nói của mình tới các cộng đồng có thể giúp bạn tiến bộ.
Điều cuối cùng, nếu bạn chưa biết câu chuyện của mình là gì - bạn đang bỏ lỡ cơ hội để mọi người có thể thưởng thức dịch vụ và sản phẩm của bạn, để họ có thể yêu thích doanh nghiệp và yêu thích những gì bạn có thể mang lại tốt hơn bất kỳ ai
Bạn cần phải biết câu chuyện của mình là gì, vì nếu bạn không bước ra và kể nó, thì sẽ có người khác kể câu chuyện của bạn và có thể sẽ không theo cách mà bạn muốn.
Danh tiếng là thứ mà không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu bằng việc tự xác định rõ câu chuyện của bản thân thì bạn sẽ trở nên thành thạo hơn trong việc kể đi kể lại nó nhiều lần.
Người khác sẽ nhớ tới câu chuyện của bạn, và đó chính là điểm thu hút họ để ý tới việc kinh doanh của bạn, thử nhãn hàng của bạn, hoặc thậm chí chấp nhận bỏ ra một mức phí cao hơn cho dịch vụ của bạn, vì chính bạn đại diện cho một thứ gì đó tốt đẹp và điều ấy đã truyền cảm hứng cho họ. Đó cũng chính là thứ mà họ muốn người khác nhìn thấy ở họ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín