Johannes Kuehn, một trong những nhà nghiên cứu trên, cho biết việc phát triển khả năng cảm nhận đau của robot có thể giảm thiểu tối đa các hư hại, tương tự như cơ chế cảm nhận đau của con người.
Các nhà nghiên cứu tại Đức đang phát triển cách thức để robot có thể cảm nhận được sự đau đớn, với nỗ lực nhằm bảo vệ con người khỏi sự hiểm nguy. Được biết, những nhà khoa học này sẽ thiết kế "hệ thống dây thần kinh nhân tạo để khiến robot cảm nhận được sự đau đớn", nó đã được giới thiệu vào hội nghị ở Thụy Điển vào tuần trước. Với hệ thống này, robot sẽ đánh giá mức độ đau và từ đó có những phản xạ thích hợp để ngăn chặn các tổn hại đến chính bản thân nó.
Johannes Kuehn, một trong những nhà nghiên cứu trên, cho biết việc phát triển khả năng cảm nhận đau của robot có thể giảm thiểu tối đa các hư hại, tương tự như cơ chế cảm nhận đau của con người. "Đau đớn là cơ chế của cơ thể để bảo vệ chúng ta, khi chúng ta nhận biết được nguồn gốc của thứ làm chúng ta đau đớn, chúng ta sẽ tránh được tối đa những tổn hại lên cơ thể", Kuehn cho biết.
Kuehn và đồng nghiệp của anh, Sami Haddadin, đã phát triển được hệ thống phản xạ với cảm biến nhỏ bằng ngón tay, có thể nhận biết được nhiệt độ và áp lực. Nó sẽ mô phỏng cơ chế cảm nhận đau của con người, nếu các tác động bên ngoài vượt quá ngưỡng cảm biến cho phép, hệ thống sẽ truyền tín hiệu đến các chip xử lí của robot, giống như hệ thống dây thần kinh truyền tín hiệu lên não trên con người vậy. Ngoài ra, nó có thể cảm nhận được mức độ đau khác nhau như nhẹ, vừa và nặng.
Tham khảo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời