Các nhà khoa học tìm ra cách "bắt giam" tế bào ung thư, không cho chúng di căn

    zknight,  

    Nó có thể chuyển hướng các tế bào ung thư di căn, ra xa các cơ quan quan trọng của cơ thể.

    Trong suốt nhiều thập kỷ trở lại đây, “chữa khỏi” là một từ xuất hiện liên tục trong nhiều tuyên bố hoa mỹ, nơi diễn ra cuộc chiến của nhân loại với căn bệnh ung thư. Nhưng rồi tất cả các chuyên gia y tế đến nay vẫn rất e ngại để sử dụng nó.

    Trong khi Hiệp hội Ung thư Mỹ báo cáo rằng việc điều trị ung thư đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể sau những thập niên qua, tỷ lệ sống sót sau 5 năm với một số loại ung thư cũng rất ấn tượng, các bác sĩ vẫn tránh tuyên bố bệnh nhân của họ đã được “chữa khỏi”. Tại sao vậy?

     Tại sao bác sĩ không bao giờ nói bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi?

    Tại sao bác sĩ không bao giờ nói bệnh nhân ung thư đã được "chữa khỏi"?

    Bệnh nhân lẽ ra sẽ nhận kết luận đã khỏi ung thư, hay thuyên giảm hoàn toàn, khi họ không còn dấu hiệu của bệnh được phát hiện.

    Tuy nhiên, bên trong cơ thể họ vẫn có khả năng tồn tại những cụm rất nhỏ của tế bào ung thư, không đủ để chúng ta quan sát được dù đã sử dụng những thiết bị tân tiến nhất. Chúng có thể di căn, thoát khỏi khối u ban đầu, theo đường máu và mắc lại ở một vùng xa xôi nào đó, thường là trong một cơ quan như phổi, gan hoặc não.

    Khi các tế bào đến đây và phát triển lên một số lượng đủ lớn để có thể phát hiện, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư di căn tái phát. Có đến 1 phần 3 bệnh nhân ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, sau 5 năm điều trị thuyên giảm, lại phát triển các di căn. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.

    Vậy điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta phát hiện ra sớm những tế bào di căn, trước khi chúng đến một cơ quan trọng yếu của cơ thể? Chúng ta có thể chặn chúng lại trên con đường đến đích và ngăn ngừa một khối u trong tương lai?

    Bắt một tế bào ung thư

    Với ý tưởng đơn giản như vậy, phòng thí nghiệm Vật liệu sinh học tại Đại học Michigan, Hoa Kỳ đã tạo ra một thiết bị cấy ghép dưới da, có tác dụng như một cái bẫy với tế bào ung thư di căn. Đó là một đĩa vật chất polymer, nhỏ hơn cả một cục tẩy bút chì, có thể được cấy ngay dưới da của bệnh nhân.

    Việc vấy ghép sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch. Nó có thể bắt được các tế bào miễn dịch đang di chuyển thì cũng có thể bẫy các tế bào ung thư di căn đi ngang qua.

     Những thiết bị cấy ghép chỉ bé như đầu cục tẩy này có thể bắt được tế bào ung thư di căn

    Những thiết bị cấy ghép chỉ bé như đầu cục tẩy này có thể bắt được tế bào ung thư di căn

    Các nhà khoa học tại Đại học Michigan đã hợp tác với Jacqueline Jeruss, một bác sĩ chuyên khoa phẫu phuật để thử nghiệm cấy ghép thiết bị trên những con chuột ung thư vú. Kết quả là khi những con chuột có khối u không di căn, họ gỡ bỏ thiết bị cấy ghép và phân tích những gì mà nó bẫy được.

    Tế bào ung thư đã thực sự bị bắt trong thiết bị cấy ghép, trong khi các cơ quan của cơ thể không xuất hiện khối u. Điều này có nghĩa rằng thiết bị cấy ghép này có thể được sử dụng để phát hiện tế bào ung thư di căn, trước khi nó có thể phát triển thành khối u trên các cơ quan của cơ thể.

    Đối với những bệnh nhân ung thư đã thuyên giảm sau điều trị, một thiết bị cấy ghép phát hiện tế bào ung thư di chuyển trong cơ thể như cậy sẽ là một bước đột phá. Tuy nhiên, điều trông thấy ở ý tưởng này là đó không phải phương pháp thuật tiện và dễ chịu nhất cho bệnh nhân. Họ sẽ phải thực hiện tiểu phẫu xâm lấn nhiều lần để cấy và rồi lại gỡ bỏ thiết bị đó ra để phân tích.

    Phát hiện tế bào ung thư với chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn

    Tuy nhiên, có một con đường giúp chúng ta vượt qua sự bất tiện của việc cứ cấy ghép rồi lại gỡ bỏ thiết bị dưới da. Đó là một phương pháp tạo ảnh y tế đặc biệt được phát triển bởi Đại học Northwestern, Hoa Kỳ. Nó có tên gọi là Chụp cắt lớp vi tính nghịch đảo phổ quang học (ISOCT).

    Phương pháp này có thể phát hiện sự khác biệt đến mức độ phân tử giữa các tế bào, dựa trên cách chúng tán xạ ánh sáng. Khi các nhà khoa học quét thiết bị cấy ghép dưới da với ISOCT, họ có thể phân biệt được khi nào tế bào ung thư có mặt trên đó. Nó cũng thể hiện một độ nhạy tuyệt vời, khi chỉ 15 tế bào ung thư có mặt trên hàng trăm ngàn tế bào bình thường, sự khác biệt đã có thể nhận thấy.

    Sự kết hợp giữa một thiết bị cấy ghép dưới da và ISOCT sẽ tạo nên một bộ đôi hoàn hảo. Trong khi một mình ISOCT, nó không thể quét sâu vào các mô để tìm kiếm tế bào ung thư di căn nằm sâu bên trong nội tạng. Còn riêng thiết bị cấy ghép, nó đòi hỏi phải được gỡ ra mỗi lần phân tích. Kết hợp cả hai, bệnh nhân ung thư sẽ có một phương pháp thuận tiện nhất để cảnh báo dấu hiệu tế bào ung thư đang di căn.

    Các tế bào ung thư di căn như thế nào?

    Một cảnh báo sớm trong trường hợp xấu có thể giúp các bác sĩ theo dõi bệnh nhân chặt chẽ hơn. Trong trường hợp tốt hơn, khi tế bào di căn không xuất hiện, bệnh nhân có thể yên tâm với cuộc sống của họ mà không cần lo lắng và thực hiện những xét nghiệm thường xuyên không cần thiết.

    Tuy nhiên, mặc dù ISOCT đã cho thấy khả năng của nó trong sự kết hợp với thiết bị cấy ghép dưới da, phương pháp này vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Điều đó có nghĩa là nó sẽ không được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, các nhà khoa học thì không ngừng sáng tạo. Trong một nỗ lực khác nhắm đến một hướng phân tích phổ thông hơn, họ đang cố gắng sử dụng siêu âm để phát hiện các tế bào ung thư bị bẫy trên thiết bị cấy ghép.

    Không chỉ phát hiện mà còn cách ly tế bào ung thư

    Tham vọng của các nhà khoa học không dừng lại ở việc phát hiện số lượng nhỏ tế bào ung thư di căn, trước khi chúng có thể hình thành các khối u mới trong nội tạng cơ thể. Thiết bị cấy ghép của Đại học Michigan còn cung cấp một khả năng thậm chí còn hấp dẫn hơn thế: chuyển hướng các tế bào ung thư di căn ra xa các cơ quan quan trọng. Ở đó, tế bào ung thư sẽ bị cô lập và giam giữ để không thể gây hại cho cơ thể.

     Thiết bị không chỉ phát hiện mà còn cách ly được tế bào ung thư

    Thiết bị không chỉ phát hiện mà còn cách ly được tế bào ung thư

    Trong thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học nhận ra rằng một khi tế bào ung thư bị bẫy bởi thiết bị, chúng không thể thoát ra ngoài, mà cũng không tạo thành một khối u thứ cấp nào tại vị trí đặt miếng cấy ghép. Cho đến nay, các thí nghiệm mới vẫn đang được tiến hành để tìm hiểu chính xác nguyên nhân tại sao.

    Nhưng rõ ràng khả năng này đã chứng tỏ thiết bị cấy ghép này không chỉ đóng vai trò chẩn đoán mà còn có thể giúp ích cho việc điều trị ung thư. Những con chuột mang thiết bị cấy ghép đã có biểu hiện giảm di căn hơn những con chuột đối chứng khác. Trước khi thực hiện thử nghiệm trên người, các nhà khoa học sẽ phải xác nhận một lần nữa liệu rằng tế bào ung thư sẽ được giam an toàn trên các thiết bị cấy ghép này, hay chúng nên được loại bỏ định kỳ sau một thời gian.

    Trong tương lai

    Ngay lúc này, thiết bị cấy ghép mà có thể bẫy các tế bào ung thư di căn vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu. Các nhà khoc học đang muốn cải thiện sự hiệu quả của chúng trong việc phát hiện tế bào ung thư. Họ cũng phải thử nghiệm cấy ghép không chỉ với ung thư vú mà còn nhiều loại ung thư khác.

    Ngoài ra, với các tế bào ung thư mà thiết bị bẫy được, các nhà khoa học cũng có thể nghiên cứu chúng. Họ sẽ tìm hiểu cách thiết bị cấy ghép tương tác chặt chẽ hơn với cơ thể, như một thể thống nhất. Qua đó, công việc sẽ giúp chúng ta có các nhìn sâu sắc hơn về quá trình ung thư di căn và làm thế nào để xử lí điều đó.

     Thiết bị cấy ghép sẽ mở ra một tương lai sáng cho bệnh nhân ung thư

    Thiết bị cấy ghép sẽ mở ra một tương lai sáng cho bệnh nhân ung thư

    Trong tương lai, chúng ta có thể hình dung ra một thế giới mà bệnh nhân ung thư sau điều trị có thể được cấy ghép những máy dò để chặn đứng căn bệnh tái phát. Họ thậm chí có thể sử dụng điện thoại thông minh để phát hiện ra những tế bào ung thư di căn. Khi đó, gánh nặng chi phí lên điều trị ung thư sẽ được cắt giảm và bản thân bệnh nhân cũng sẽ được chữa trị hiệu quả hơn.

    Trong viễn cảnh tươi sáng nhất, bạn có thể sử dụng thiết bị cấy ghép để chuyển hướng và giam giữ tất cả các tế bào di căn khỏi những cơ quan trong cơ thể. Nó giống như Iron man đã sử dụng nam châm điện để làm chệch hướng mảnh đạn ra khỏi trái tim anh.

    Nhưng cuối cùng, giải pháp này vẫn không phải là một sự “chữa khỏi”. Mặc dù vậy, đó sẽ là một trong muôn vàn hướng đi của các nhà khoa học đang nghiên cứu để chống lại căn bệnh ung thư. Trong tương lai gần, đó sẽ là cơ hội cho 1 phần 3 bệnh nhân ung thư vú sau điều trị có những ngày tháng thoát khỏi ám ảnh về di căn. Con đường đến với sự sống của họ đã rộng mở, trong tương lai, sẽ còn rộng mở hơn nữa.

    Tham khảo Theconverstion

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ