Phát hiện mang tính cách mạng này có thể giúp chúng ta tìm ra khởi nguồn của sự sống trong vũ trụ.
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã phát hiện một phân tử hữu cơ phức tạp có tính chất đối xứng ngay giữa trung tâm của thiên hà Milky Way. Phát hiện này có thể giúp chúng ta giải thích được sự hình thành của sự sống trên Trái đất, cũng như mở ra cơ hội để tìm thấy những hành tinh có sự sống trong vũ trụ.
Phân tử propylene oxide này được phát hiện thấy trong một đám mây khí khổng lồ, mà các nhà khoa học gọi là Sagittarius B2. Đám mây khí này có khối lượng gấp 3 triệu lần Mặt Trời và nằm cách trung tâm thiên hà Milky Way 390 năm ánh sáng.
Nhà hóa học Brett McGuire tại Đài quan sát thiên văn Quốc gia ở Virginia, cho biết: “Đây là phân tử đầu tiên được phát hiện trong vũ trụ mà có thuộc tính đối xứng. Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về sự hình thành sự sống trong vũ trụ”.
Phân tử đối xứng là một yếu tố quan trọng giúp hình thành sự sống trên Trái đất. Đó là các phân tử có cấu trúc bên trong chia thành hai phần giống hệt nhau. Các phân tử này là thành phần cơ bản để tạo ra các axit amin, protein, enzyme.
Nhà nghiên cứu Brandon Carroll đến từ Viện Công nghệ California cho biết: “Propylene oxide là phân tử có cấu trúc phức tạp nhất mà chúng ta từng phát hiện được trong vũ trụ. Bằng cách theo dõi, chúng ta có thể biết được như thế nào và ở đâu các phân tử này xuất hiện”.
Ông cho biết thêm: “Các thiên thạch trong hệ Mặt Trời đã có chứa phân tử đối xứng trước Trái đất. Và sự sống trên Trái đất được cho là bắt nguồn từ những vụ va chạm thiên thạch. Những phân tử vô cùng nhỏ bé đó có thể là bắt nguồn của sự sống ngày nay”.
Tham khảo: sciencealert
- 14
- Tháng 12
- 2024
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín