Cái tên lạ hoắc này lại chính là trình duyệt có tốc độ nhanh nhất dành cho Android
Cuộc hành trình này sẽ đưa chúng ta qua rất nhiều phép thử thực tế mà trình duyệt phải trải qua.
Trình duyệt điện thoại luôn là một trong những ứng dụng được mở nhiều nhất trong thời đại smartphone hiện nay.
Trên iPhone người ta không có nhiều sự lựa chọn bởi Safari được tích hợp quá sâu và quá mạnh. Nhưng còn trên Android thì sao?
Chính vì là một nền tảng mở nên các trình duyệt được phát triển trên Android có nhiều cơ hội để cạnh tranh hơn, nhất là khi trình duyệt mặc định của Android chỉ giống như Internet Explorer trên máy tính vậy.
Do đó, chúng tôi quyết định mang 10 trình duyệt dành cho điện thoại Android đang khá phổ biến trên thị trường thử qua một vài bài test do chúng tôi đặt ra với mục đích cuối cùng là tìm ra được đâu là trình duyệt phù hợp nhất để dùng hàng ngày trên các Android Phone ngày nay.
Dưới đây là danh sách các phiên bản trình duyệt được mang ra thử nghiệm:
Google Chrome 49.0.2623.105
Dolphin Browser 11.5.5
Mozilla Firefox 45.0.2
Naked Browser version 1.0 build 112
Opera Browser 36.1.2126.102083
Puffin Browser 4.7.4.2567
UC Browser 10.9.0
InfiKen Labs Flynx Browser 2.0.1
Ghostery Browser 1.3.2
Mercury Browser 3.2.3
Thiết bị dùng thử nghiệm
Tất cả các trình duyệt được chạy thử trên một chiếc Nexus 6P dùng hệ điều hành Android 6.0.1 mới nhất.
Chiếc Nexus 6P này sẽ được Reset Factory trước khi tiến hành kiểm thử mỗi trình duyệt khác nhau, chúng tôi cũng không cài thêm bất cứ ứng dụng phụ nào khác để tránh tạo ra file rác và thư mục rác gây ảnh hưởng đến kết quả.
Cũng để tăng độ chính xác cho bài kiểm tra, với mỗi trình duyệt, chúng ta sẽ chạy benchmark 3 lần và lấy giá trị trung bình của 3 lần.
Các bài thử nghiệm
- Khả năng chạy JavaScript và đánh giá hiệu năng chung của trình duyệt.
- Thử tốc độ tải trang
- Kiểm tra mức độ chiếm dụng bộ nhớ RAM.
Trong đó, để kiểm tra về khả năng chạy JavaScript và hiệu năng chung của trình duyệt, chúng ta sẽ cho trình duyệt chạy qua 4 công cụ kiểm thử phổ thông đến từ các hãng khác nhau:
- Sunspider
- Mozilla Kraken
- Browsermark
- Peacekeeper
Test hiệu năng trình duyệt
Những công cụ nói trên sẽ đo đạc tốc độ xử lý của trình duyệt bao gồm tải trang, load Javascript, độ tương thích HTML, v.v... Sau các bài Test chúng ta có thể dễ dàng so sánh giữa các trình duyệt với nhau thông qua tổng điểm trung bình.
Với bài test Sunspider 1.0.2
Đây là bài test được xây dựng chủ yếu để kiểm tra khả năng chạy JavaScript của trình duyệt, nó sẽ đo thời gian xử lý các đoạn JavaScript được định trước với kết quả tính bằng mili giây. Vì vậy điểm số càng thấp tức là trình duyệt xử lý càng nhanh. Và dưới đây là kết quả.
Thấp hơn là tốt hơn.
Theo kết quả, chúng ta thấy trình duyệt Puffin chiến thắng tuyệt đối với thời gian xử lý chỉ bằng khoảng 1/10 so với các trình duyệt còn lại. Mặc dù Puffin không phải là trình duyệt phổ biến nhất trên Android hiện nay.
Đáng buồn nhất đó là trình duyệt đứng bét bảng lại là Chrome, một trình duyệt được hậu thuẫn bởi Google.
Bài thử Mozilla Kraken 1.1
Sau Sunspider, chúng ta tiếp tục thử nghiệm bằng bài kiểm tra Mozilla Kraken, một bài thử cũng dựa trên tính toán tốc độ xử lý JavaScript nhưng được xây dựng bằng những trường hợp thường xảy ra trong thực tế hơn. Bài kiểm tra này được xây dựng bởi Mozilla nên không biết nó có ưu ái gì cho Firefox không.
Giống như bài Sunspider, bài test này cũng đo ra kết quả là thời gian, nên số càng nhỏ càng tốt. Và đây là kết quả.
Thấp hơn là tốt hơn.
Puffin vẫn tiếp tục giữ top và bỏ xa vị trí thứ 2 là Firefox, lần này vị trí bét bảng lại thuộc về Dolphin.
Browsermark 2.1.3
Browsermark hướng tới đo kiểm tổng thể hiệu năng của trình duyệt bao gồm những thông số cơ bản(ví dụ: thời gian tải trang, thời gian resize màn hình v.v...), JavaScript, CSS, DOM và hiệu năng đồ họa.
Đây là bài test tính điểm tổng thể, vì vậy điểm số càng cao thì trình duyệt càng mạnh.
Cao hơn là tốt hơn.
Lần này Opera đứng top với 2431 điểm, Chrome về nhì và trình duyệt từng đình đám thời Android 2.2 là Dolphin lại tiếp tục đứng bét bảng.
Bài thử Peacekeeper
Với bài thử Peacekeeper, người ta thường dùng để đo hiệu năng tổng thể giống như Browsermark nhưng nó hướng vào các bài test chi tiết hơn như khả năng kiểm soát các tính năng của JavaScript, kiểm tra khả năng dựng hình, khả năng xử lý HTML5, các loại mảng dữ liệu và tạo khối văn bản.
Cao hơn là tốt hơn.
Một lần nữa, trình duyệt Puffin lại dẫn đầu với điểm số gấp gần 4 lần so với các trình duyệt khác.
Và Dolphin lại tiếp tục đứng bét bảng với điểm số chưa vượt qua nổi 1000.
Và như vậy, sau 4 bài kiểm tra chúng ta đều thấy, trình duyệt được sử dụng nhiều nhất như Chrome không phải là trình duyệt có tốc độ nhanh. Thập chí nó còn đứng bét bảng trên một bài kiểm tra.
Đánh giá mức độ chiếm dụng RAM
Mức độ chiếm dụng bộ nhớ hệ thống cũng là một trong những khía cạnh rất quan trọng khác bên cạnh tốc độ xử lý. Một chiếc điện thoại tầm trung hoặc tầm thấp sẽ trở nên vô cùng ỳ ạch nếu trình duyệt sử dụng quá nhiều RAM. Dưới đây sẽ là các trường hợp mà chúng tôi đánh giá là thường thấy nhất trong sử dụng thực tế.
Trường hợp chưa mở tab nào
Bài test này sẽ đo mức độ chiếm dụng RAM của bản thân trình duyệt bởi lúc này nó chưa phải tải bất cứ trang web nào cả.
Để tăng độ chính xác, chúng ta sẽ xóa toàn bộ cache của trình duyệt rồi khởi động lại máy để đảm bảo không có yếu tố khách quan nào ảnh hưởng đến bài kiểm tra. Chúng tôi sẽ làm lại bước này mỗi khi thử nghiệm một trình duyệt mới.
Với những trình duyệt tự bật lên các cửa sổ Pop-up giới thiệu như Getting Started của Chrome, chúng ta sẽ khởi động lần đầu để trình duyệt ghi nhận lần mở đầu tiên trước rồi tắt tab và đóng hoàn toàn ứng dụng.
Giống như với bài test Java, chúng ta cũng sẽ đo 3 lần và lấy giá trị trung bình.
Thấp hơn là tốt hơn.
Kết quả là trình duyệt từng bị "ghẻ lạnh ở bài test bên trên lại đứng đầu bảng xếp hạng vì chiếm dụng RAM thấp nhất. Trình duyệt được cho là ngốn RAM nhất như Chrome lại vẫn vẻ vang ở vị trí thứ 3. Opera đứng bét bảng khi chiếm tới 99MB RAM khi chưa mở Tab nào.
Trường hợp mở 5 tab
Với trường hợp mở 5 tab, trình duyệt đã bắt đầu phải tính toán để phân bổ RAM giữa các tab đang xem và các tab đang load. Giống như bài test không mở trang, chúng ta cũng clear toàn bộ data và cache, sau đó mở lần lượt 5 trang web thật. Mỗi tab mới được mở chúng ta sẽ chờ khoảng 7 giây trước khi mở tiếp tab mới để đảm bảo trang được load đầy đủ ở trạng thái active trước.
Thấp hơn là tốt hơn.
Kết quả khá bất ngờ, trong một tình huống sử dụng thực tế như mở 5 tab, Chrome chiếm thêm 1 lượng RAM không đáng kể, Opera dù đứng bét bảng khi không mở tab nhưng ở bài test này lại đứng thứ 2 sát nút với Chrome.
Trình duyệt đứng đầu ở bài test trước là Dolphin với 45 MB RAM lại chiếm tới 294 MB RAM sau khi mở 5 Tab, hơn gấp đôi Chrome.
Trình duyệt Puffin có tốc độ nhanh nhất trong tất cả các bài Test thì sẽ phải trả giá bằng lượng RAM tiêu tốn khá cao, tới gần 500 MB RAM chỉ với 5 tab.
Bài test này cho thấy những trình duyệt quản lý RAM giữa tab active và tab inactive tốt đều là những trình duyệt nổi tiếng.
Kết Luận
Sau những bài thử nghiệm thực tế nói trên, chúng ta dễ thấy, khái niệm về một trình duyệt nhanh nhất không hề tồn tại một cách tuyệt đối. Bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều khía cạnh. Nhưng nếu điện thoại của bạn là sản phẩm cao cấp với 4GB RAM thì Puffin thực sự rất ấn tượng.
Hãy cho chúng tôi biết các bạn đang sử dụng trình duyệt gì trên điện thoại của mình qua box comment bên dưới!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4