Cận cảnh "nghĩa địa TV" bao gồm 56.000 tấn TV cũ trong kho, công ty tái chế bị phạt 14 triệu USD để dọn chỗ này

    Dink,  

    Một nghĩa địa TV không hơn không kém.

    Đây là bãi tha ma TV lớn nhất nước Mỹ, với lượng TV CRT cũ lên tới 56.000 tấn. Công ty tái chế đồ điện tử Closed Loop đã chất chỗ thiết bị điện tử lên thành đống trong một nhà kho tại Ohio và những tưởng có thể lỡ “để quên” chúng ở đó, theo thời gian sẽ chẳng ai nhớ tới nữa.

    Thứ Hai vừa rồi, công ty này bị bắt phải nộp 14,2 triệu USD để dọn sạch toàn bộ bãi phế liệu khổng lồ này.

    Bản thân việc tái chế TV CRT sử dụng ống phóng điện tử va vào bề mặt phốt pho để phát sáng này rất độc hại mà lại tốn kém. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp tái chế tin rằng họ có thể làm giàu từ chúng, bằng cách “đầu cơ” một lượng TV lớn. Nghĩa là họ sẽ chất đống chúng vào một nhà kho, đợi một ngày đẹp trời, khi mà công nghệ tái chế chín muồi và đủ tiên tiến, khiến việc tái chế mấy cái TV màn hình lồi (vẫn có những cái phẳng) dễ dàng hơn.

    Đáng buồn, là từ trước tới giờ có vô vàn ví dụ cho thấy những gã đầu cơ TV CRT luôn thất bại thảm hại.

    Trong những công ty này, nổi tiếng nhất có lẽ là Closed Loop. Khi mà họ phá sản hồi năm ngoái, 25.000 tấn TV đã bị bỏ lại tại một nhà kho tại Arizona và trong hai nhà kho tại Ohio, tổng lượng TV CRT chất tại đó là 56.000 tấn. Những “nghĩa địa TV” này cực kì độc hại, việc dọn dẹp chúng cho sạch cũng vô cùng tốn kém.

    Trách ai bây giờ đây? Tất nhiên là công ty Closed Loop rồi. Tòa án tại Hạt Franklin, Ohio đã yêu cầu các nhà sáng lập Closed Loop – gồm có Brent Benham, David Cauchi, Brian LaPoint phải trả số tiền 18,3 triệu USD để dọn dẹp đống rác mà họ đã tạo nên. Trong số đó, 4 triệu USD là tiền thuê nhà kho chưa trả, và hơn 14 triệu USDlà để dọn sạch những khu vực này).

    Đáng buồn rằng các nhà kho của Closed Loop không phải là những nghĩa địa TV duy nhất. Trong vòng 3 năm vừa quay, Cơ sở Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ EPA đã phát hiện ra những nhà kho chứa đầy TV tại Arizona, Ohio, Colorado, Pennsylvania, New York, Utah, Massachusetts và Kentucky. Những phần mộ tập thể chẳng được ai chăm sóc, không ai quản lý khiến việc ô nhiễm do rác thải điện tử càng nặng nề hơn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ