Canh bạc tỷ USD của Đức cho cuộc đua chip điện tử
Trong vài năm trở lại đây, chính phủ Đức đã thu hút đầu tư lớn vào ngành chip điện tử nhờ chính sách ưu đãi mạnh tay.
- AI sản sinh – vũ khí mới được Google trang bị cho Android 14 để đấu với iOS
- Google Search mới chính thức ra mắt, tích hợp công nghệ AI để hiểu được câu hỏi và ý định của người dùng
- Google Photos tích hợp thêm AI, cho người dùng thấy trí tuệ nhân tạo 'ảo' đến mức nào khi hỗ trợ chỉnh sửa ảnh
- Oppo - Hãng điện thoại lớn nhất Trung Quốc chính thức đóng cửa mảng phát triển chip
- MediaTek ra mắt chip Dimensity 9200+: Đối đầu Snapdragon 8 Gen 2
Giám đốc Jochen Hanebeck của hãng sản xuất chip điện tử Đức Infineon đã cảm thấy cực kỳ hưng phấn khi khởi công được dự án nhà máy 5 tỷ Euro tại miền Đông nước Đức vào tháng 5/2023. Trong buổi lễ, chính Hanebeck đã cảm ơn chính phủ Đức tạo điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ ngân sách cho dự án này.
“Tại thời điểm đất nước của chúng ta đang đối mặt nhiều thách thức thì việc hỗ trợ tài chính cho dự án như thế này quả là một kỳ tích”, giám đốc Hanebeck ca ngợi.
Tờ Financial Times (FT) nhận định trong vài năm trở lại đây, chính phủ Đức đã thu hút đầu tư lớn vào ngành chip điện tử nhờ chính sách ưu đãi mạnh tay. Hàng loạt những cái tên như Intel, Wolfspeed hay Infineon đã lên kế hoạch xây dựng các siêu nhà máy sản xuất chip tại đây vì sự hỗ trợ tài chính khủng này.
Thậm chí hãng chip lớn nhất thế giới là TSMC mới đây cũng tuyên bố lên kế hoạch mở nhà máy ở Đức.
Thế nhưng cái giá của hàng loạt siêu dự án này là hàng tỷ Euro ngân sách hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp đặt nhà máy tại Đức chứ không phải nơi khác. Trong trường hợp của Infenion ở trên là 1 tỷ Euro tiền ngân sách hỗ trợ xây dựng dự án.
“Số tiền hỗ trợ này tương đương 1 triệu Euro cho mỗi việc làm mới mà nhà máy tạo ra, chỉ để đảm bảo chuỗi cung ứng chip của chúng ta ổn định hơn một chút chứ chẳng có gì nhiều. Xin được nhắc là dù có xây dựng thành công thì Đức vẫn phải nhập khẩu đến 80% chip điện tử từ nay đến năm 2030”, giám đốc Clemens Fuest của Viện nghiên cứu kinh tế Ifo cảnh báo.
Việc Đức đột nhiên “tâm huyết dâng trào” với các dự án nhà máy chip điện tử đến từ hàng loạt cảnh báo của Mỹ về việc nền kinh tế này đang phụ thuộc quá nhiều vào Đài Loan và Hàn Quốc cho sản phẩm công nghệ được coi là “dầu mỏ của thế kỷ 21”.
Những thuyết âm mưu được đưa ra khi sự phụ thuộc này ngày một tăng lên trong tình hình bất ổn địa chính trị hiện nay. Chuyên gia Michael Kellner của Bộ kinh tế Đức nhận định chính quyền Berlin đã nhận thức được việc phụ thuộc vào nước ngoài đem lại những hậu quả tệ như thế nào từ bài học dầu khí từ Nga.
“Bài học rút ra là chúng tôi phải có khả năng tự cung ứng được nguồn chip điện tử”, chuyên gia Kellner nhận định.
Hệ quả là Đức và nhiều nước Châu Âu bắt đầu nới lỏng các quy định trợ cấp, đồng thời bơm hàng tỷ Euro cho các hãng công nghệ để phát triển chip điện tử. Chính quyền Berlin thậm chí thừa nhận họ chẳng còn lựa chọn nào khác khi Mỹ khơi mào cuộc chạy đua công nghệ bằng gói hỗ trợ nghìn tỷ USD. Nếu Đức không có hành động thì họ sẽ bị tụt lại quá xa trong cuộc chiến này và phụ thuộc nặng nề hơn vào quốc gia khác.
“Dù bạn có thích hay không thì nếu không chạy đua xây nhà máy chip thì bạn cũng chẳng thể cạnh tranh nổi”, chuyên gia Jan Peter Kleinhans của Viện nghiên cứu Stiftung Neue Verantwortung nhận định.
Tuy nhiên khoản tiền mà Đức chi ra để hỗ trợ hiện đã lớn đến mức mà nhiều chuyên gia ủng hộ động thái này cũng đã phải nghi ngờ. Ví dụ như Intel, vốn sẽ nhận được 6,8 tỷ Euro cho dự án nhà máy chip ở Magdeburg nhưng hiện hãng đang đòi nâng mức trợ cấp lên thành 10 tỷ Euro.
Vô số chuyên gia đã đặt câu hỏi về số tiền trợ cấp lấy từ ngân sách này khi nhu cầu chip điện tử tại Đức không tiêu hóa hết được sản lượng của các siêu nhà máy nếu xây dựng thành công.
“Việc này có thể dẫn đến hậu quả sử dụng sai tiền ngân sách. Nhiều khi mua chip điện tử từ Mỹ còn rẻ hơn là mời họ xây nhà máy tại đây”, giám đốc Reint Gropp của Viện nghiên cứu kinh tế IWH cho biết.
Ngã 3 đường
Tờ FT nhận định sự tích cực của Đức và Châu Âu hiện nay là phản ứng sau khi Mỹ thông qua hàng loạt gói hỗ trợ phát triển chip điện tử. Ví dụ như gói hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm 52 tỷ USD đầu tư trực tiếp phát triển các nhà máy sản xuất chip, tiếp đó là Đạo luật chống lạm phát (IRA) thông qua 369 tỷ USD tiền hỗ trợ ngân sách cũng như ưu đãi thuế cho ngành năng lượng xanh, bao gồm cả sản xuất chip.
Động thái này của chính quyền Washington khiến Liên minh Châu Âu (EU) nằm giữa ngã 3 đường, hoặc đốt tiền ngân sách trong bối cảnh người dân đang gồng mình chống lạm phát, hay mặc kệ mọi thứ để tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài.
Cuối cùng, EU đã chọn việc đốt tiền khi cũng thông qua Đạo luật hỗ trợ phát triển chip bán dẫn với 43 tỷ Euro tiền ngân sách hỗ trợ nhằm gia tăng gấp đôi thị phần từ chưa đến 10% thị trường chip toàn cầu hiện nay lên 20% vào năm 2030.
Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô, điện tử vì thiếu chip cũng khiến EU phải dè chừng khi phụ thuộc quá nhiều vào Châu Á.
“Chúng ta mất 1-1,5% GDP năm 2021 vì thiếu nguồn cung bán dẫn, tương đương 40 tỷ Euro”, một quan chức của Đức nói với FT.
Tuy nhiên động thái này lại khiến nhiều chuyên gia lo ngại khi đốt quá nhiều tiền mà chưa tính đến những yếu tố quan trọng khác.
Đầu tiên, các nhà máy chip cần rất nhiều nguyên liệu tinh chế vốn chỉ phụ thuộc vào một số nhà sản xuất chính hiện nay trên thế giới.
“Để sản xuất một sản phẩm bán dẫn hiện nay thì bạn cần dùng đến 80% các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Bởi vậy kể cả khi tất cả các dự án ở Châu Âu được xây dựng thì chúng ta vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất từ nước ngoài. Chẳng có cách nào thoát được điểm này”, chuyên gia Kleinhans của Stiftung thừa nhận.
Ngoài ra, Đức cũng gặp rất nhiều thách thức như hệ thống cơ sở hạ tầng xuống cấp, thiếu lao động trình độ công nghệ cao và mạng lưới hành chính công rườm rà. Xin được nhắc là Đức có văn hóa làm việc khá cứng nhắc khi công chức hết giờ là về nhà mà không có khái niệm làm thêm hay làm cuối tuần.
“Việc tin rằng chỉ đưa tiền cho các doanh nghiệp rồi mọi chuyện sẽ ổn thỏa là một ý tưởng hoàn toàn sai lầm”, giám đốc Marcel Fratzscher của Viện nghiên cứu DIW cảnh báo.
Tồi tệ hơn, ngay cả đổ hàng đống tiền thì cũng chưa chắc EU đã thắng được trong cuộc chạy đua công nghệ này.
Số liệu của Everstream cho thấy Mỹ sẽ đổ 122 tỷ USD trong khoảng 2021-2025 cho ngành chip điện tử, trong khi EU chỉ đốt được khoảng 31,5 tỷ USD cùng kỳ.
“Tổng ngân sách hỗ trợ ngành chip trong cuộc đua công nghệ trên toàn cầu sẽ vượt 700 tỷ USD. Bởi vậy số tiền 43 tỷ Euro của EU chỉ như muối bỏ biển”, giám đốc Gopp của IWH đánh giá.
Ngoài ra, hệ thống hành chính công lằng nhằng khiến việc thông qua hỗ trợ cho các dự án cũng chẳng nhanh chóng. Một loạt tên tuổi như Wolfspeed hay ZF tại Đức đang cố đi đến một thỏa thuận xây nhà máy nhưng chưa được thông qua.
Vô dụng?
Dự án siêu nhà máy trị giá 17 tỷ Euro của Intel tại Đức là dự án lớn nhất ở Châu Âu của tập đoàn này. Thế nhưng chi phí sản xuất đội lên cao khiến Intel quay xe muốn chính quyền Berlin hỗ trợ nhiều hơn.
Đây cũng chính là điều mà nhiều chuyên gia lo lắng khi chip sản xuất tại Đức đắt đỏ hơn nước ngoài và liệu khách hàng nào muốn mua chúng?
“Thế giới đã thay đổi khi giá năng lượng, xây dựng ngày một tăng khiến Đức mất lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu. Các dự án sản xuất chip sẽ thành vô dụng nếu giá thành sản phẩm đắt đỏ và chẳng cạnh tranh nổi được trên thị trường”, Ông Sven Schulze, người đứng đầu cục kinh tế bang Saxony Anhalt, nơi đặt nhà máy của Intel đưa ra nghi vấn.
Thế rồi nhà máy chip của Intel liệu có đáp ứng được ngành sản xuất trong nước của Đức hay chủ yếu được bán ra cho nước ngoài cũng là vấn đề.
Đức có nhu cầu cao với dòng chip bán dẫn cho các ngành như ô tô và đây là sản phẩm chủ lực của nhà máy Infineon sẽ xây dựng. Thế nhưng siêu dự án của Intel tại Magdeburg lại sản xuất dòng chip chủ yếu cho công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI), vốn là mảng mà Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.
Chuyên gia Kleinhans cho biết Đức cần nhất hiện nay là chip bán dẫn cho ngành ô tô, tự động hóa công nghiệp và sản xuất thiết bị y tế.
“Chẳng có ngành nào trên đây cần những dòng chip hiện đại cho AI như của Intel. Ví dụ ngành ô tô chỉ cần những dòng chip có công nghệ vừa đủ vốn đã được sản xuất từ lâu trên thị trường”, chuyên gia Kleinhans nói.
Những câu hỏi trên đang khiến kế hoạch hỗ trợ của Đức cho các siêu dự án trở thành nghi vấn.
Xin được nhắc là khoản tiền hỗ trợ ngân sách cho xây dựng nhà máy, Đức còn tài trợ tiền năng lượng bất chấp đang thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga.
Theo thỏa thuận, chính phủ Đức sẽ giới hạn tiền điện vào khoảng 0,06 Euro/KWH từ nay cho đến năm 2030 với các dự án, tức chỉ bằng một nửa giá hiện tại. Khoản hỗ trợ này dự tính sẽ tốn tổng cộng 25-30 tỷ Euro từ ngân sách.
*Nguồn: FT
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời