Câu chuyện Singapore: Điều gì đã khiến quốc gia này có hệ thống y tốt bậc nhất thế giới với giá rẻ đến vậy?
Dù chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ thế giới, Singapore lại nổi tiếng về nền giáo dục hiện đại đứng đầu Châu Á và sở hữu hệ thống giao thông thuận lợi. Ngoài ra, dịch vụ y tế tại Singapore cũng luôn được đảm bảo cho người dân.
Quốc gia được mệnh danh là ‘Đảo quốc sư tử’, Singapore, sở hữu hệ thống chăm sóc sức khoẻ cực kỳ khác biệt so với những nơi khác, đến ngay cả quốc gia lớn như Mỹ cũng phải ngưỡng mộ.
Nhưng liệu mọi người có biết rằng, giá dịch vụ y tế ở ở Singapore lại khá rẻ khi so sánh với các quốc gia trên thế giới? Đây là kết quả từ một cuộc khảo sát các hệ thống y tế tốt nhất trên thế giới.
Cụ thể hơn, chi tiêu cho ngành y tế ở Singapore ít hơn nhiều so với chi tiêu cho ngành y tế ở Mỹ. Tuy vậy, những thành tựu và kết quả mà Singapore đạt được sẽ khiến cho nhiều người Mỹ phải cảm thấy cực kỳ ngưỡng mộ.
Hệ thống y tế và những con số ấn tượng
Tuổi thọ trung bình của người dân Singapore cao hơn ở Anh và Mỹ. Đặc biệt, Singapore có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh gần như thấp nhất thế giới, chỉ bằng một nửa ở Mỹ và nhỉnh hơn so với các nước Anh, Úc, Canada và Pháp. Nhìn chung, tỉ lệ tử vong ở Singapore luôn thấp hơn nhiều so với các nước khác.
Trong bảng xếp hạng của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), Singapore thì xếp thứ 6 về chất lượng y tế.
Người Mỹ thường nghĩ rằng, họ sở hữu rất nhiều hệ thống y tế tư nhân, nhưng ở Singapore thì còn nhiều hơn thế. Thật vậy, khoảng 2/3 hệ thống y tế ở Singapore là bệnh viện tư và khoảng 1/3 số còn lại là bệnh viện công.
Hệ thống y tế của Singapore là sự kết hợp giữa dịch vụ tư nhân và nhà nước. Họ có bệnh viện tư, bệnh viện công, và chất lượng cũng có nhiều hạng. Một cơ sở bệnh viện thường sẽ có tổng cộng 5 hạng: A, B1, B2 , B2 và C. Nếu chọn phòng hạng A, bạn sẽ có phòng riêng bao gồm phòng tắm và máy lạnh, được quyền lựa chọn bác sĩ. Hạng C thì bạn sẽ ở chung phòng với 7 hoặc 8 bệnh nhân nữa, dùng chung phòng tắm và bác sĩ phụ trách sẽ do bên phía bệnh viện chỉ định.
"Tiền nào của nấy", bạn sẽ phải chịu toàn bộ chi phí nếu chọn phòng hạng A. Còn nếu bạn vào phòng hạng C, chính phủ sẽ giúp bạn trả đến 80% phí điều trị cho bạn.
Tài khoản tiết kiệm y tế
Điều làm Singapore trở nên nổi bật và được các nhà phân tích chính sách yêu mến chính là những tài khoản tiết kiệm y tế đáng tin cậy. Tất cả cư dân lao động phải nộp một phần thu nhập vào quỹ tiết kiệm để phòng cho những tình huống ốm bệnh sau này. Cư dân lao động ở độ tuổi 55 phải đưa 20% tiền lương vào tài khoản tiết kiệm y tế, kết hợp thêm 17% tiền lương từ cấp trên của họ. Trên 55 tuổi, những tỉ lệ này sẽ giảm xuống.
Số tiền được chia ra thành 3 tài khoản:
- Tài khoản thông thường chủ yếu dành cho nhà cửa, bảo hiểm phòng lúc chết và bệnh tật, hoặc dùng cho đầu tư và giáo dục.
- Tài khoản đặc biệt dành cho người già và đầu tư vào các sản phẩm tài chính liên quan đến hưu trí.
- Tài khoản trung gian được sử dụng cho các chi phí chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế hợp lệ.
Khoản tiền cần đóng vào ‘Tài khoản trung gian’ sẽ tầm 8 - 10,5% tiền lương, tùy vào độ tuổi. Số tiền trong tài khoản này sẽ sinh lời, theo quy định của chính phủ. Chúng cũng có giới hạn tối đa, khoảng 52.000 USD (hơn 1,1 tỉ VNĐ). Nếu vượt qua số tiền này, bạn buộc phải chuyển tiền tiết kiệm vào tài khoản khác.
Vậy điều gì khiến dịch vụ y tế ở Singapore lại rẻ đến vậy?
Trong một bài báo của tờ Health Affairs năm 1995, nhà kinh tế học William Hsiao đã xem xét mức độ chi tiêu cho y tế tại Singapore trước và sau khi "Tài khoản trung gian" được ra mắt. Ông nhận thấy rằng, chi phí điều trị đã tăng thêm và đi ngược với mục đích san sẻ gánh nặng chi phí của hệ thống y tế. Đây hẳn là điều nằm ngoài mong đợi của hầu hết những người đề xuất thay đổi.
Ông Michael Barr cũng có những suy nghĩ tương tự trong cuốn sách "Tài khoản Tiết kiệm Y tế ở Singapore: Một Cuộc Điều tra Quan trọng", xuất bản năm 2001.
Vậy tại sao dịch vụ y tế ở Singapore lại có giá rẻ đến vậy? Nhiều người nghĩ rằng, đó là nhờ vào các tài khoản tiết kiệm y tế và san sẻ chi phí. Nếu người dân dùng tiền của mình, họ sẽ có xu hướng muốn tiết kiệm chi tiêu hơn, nhưng đó không phải vấn đề chủ yếu vì bên cạnh đó còn có các điều khoản của Chính Phủ.
Thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe theo thứ bậc và bệnh viện nhà nước, chính phủ có rất nhiều quyền kiểm soát đối với các bệnh nhân đang được chăm sóc nội trú. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh giữa hệ thống tư nhân và hệ thống nhà nước, nhưng trên hết, bệnh viện nhà nước sẽ đóng vai trò chi phối trong việc cung cấp dịch vụ.
Ban đầu, Singapore để cho họ cạnh tranh vì tin rằng, thị trường tự do sẽ giúp giảm chi phí cho nền kinh tế. Nhưng họ đã cạnh tranh bằng cách đầu tư trang thiết bị y tế công nghệ mới, cung cấp dịch vụ đắt tiền, trả lương cao cho bác sĩ, giảm các dịch vụ của các loại phòng thấp để tập trung nhiều vào phòng hạng A. Do đó, điều này lại dẫn đến chi tiêu tăng lên và trái ngược hoàn toàn với mong muốn ban đầu.
Các quan chức chính phủ bắt đầu can thiệp vào chuyện này. Họ đặt ra chỉ tiêu của từng loại phòng bệnh viện phải cung cấp và không tập trung quá nhiều vào lợi nhuận. Bên cạnh đó, các bệnh viện cần sự cho phép từ chính phủ mới có thể mua những trang thiết bị y tế đắt tiền.
Chính phủ Singapore cũng điều chỉnh số lượng đội ngũ bác sĩ và chịu trách nhiệm kiểm soát chế độ lương. Họ cũng mua thuốc với số lượng lớn để giảm bớt một phần chi tiêu.
Singapore là một quốc gia nhỏ bé và người dân thường có cuộc sống lành mạnh hơn những nước khác. Vậy nên việc điều hành một hệ thống chăm sóc sức khoẻ sẽ dễ dàng hơn một chút.
Hiện Singapore đang khan hiếm nguồn nhân lực y sĩ cũng như thiếu giường bệnh viện. Trong một cuộc hội thảo y khoa, ông Barr chia sẻ: "Rất có khả năng nếu ta cho kiểm tra hệ thống y tế Singapore từ bên trong, mọi người sẽ thấy hệ thống y tế nơi này khá bình thường và dĩ nhiên đều có điểm mạnh lẫn điểm yếu - giống như các hệ thống y tế phát triển khác trên thế giới ".
Chúng ta có thể sẽ cảm thấy lo lắng về chất lượng thực sự của dịch vụ y tế tại nơi đây, nhưng không thể phủ nhận rằng, Singapore đang là một trong những quốc gia sở hữu hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4