CEO Mytel: “Chúng tôi đầu tư vào đây hoàn toàn vì lợi ích của người dân, đất nước Myanmar”
Bốn năm kinh doanh tại xứ chùa vàng, khởi động với vai trò một nhà mạng, đến nay, Mytel đã xây dựng một hệ sinh thái số toàn diện với mục tiêu đem lại diện mạo mới cho cuộc sống của người dân, doanh nghiệp Myanmar.
“Nếu nói về đóng góp đáng kể nhất của Mytel đối với Myanmar, tôi nghĩ rằng đó là vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, giúp Myanmar thăng hạng trong khu vực ASEAN về mức độ trưởng thành số” – CEO Mytel trả lời trong buổi phỏng vấn gần đây.
4 năm kinh doanh tại xứ chùa vàng, khởi động với vai trò một nhà mạng, đến nay, Mytel đã xây dựng một hệ sinh thái số toàn diện, bao gồm hạ tầng số, tài chính số, nội dung số, giải pháp số và an ninh mạng.
Về hạ tầng số, Mytel đã triển khai mạng 4G, 42.000 km cáp quang khắp cả nước và 2 trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế, tạo nền tảng quan trọng giúp Myanmar chuyển dịch số. Cùng với đó, nền tảng điện toán đám mây đã được triển khai, giúp cho doanh nghiệp và Chính phủ có hạ tầng chuyển đổi số tốt nhất khi triển khai các giải pháp công nghệ thông tin.
Đặc biệt, Mytel đang hỗ trợ cho Chính phủ về mặt chuyển đổi số thông qua hoạt động tư vấn, hỗ trợ các dự án lớn như: Văn phòng điện tử, AI camera, thí điểm mô hình smart city cho 2 thành phố lớn ở Myanmar. Gần đây nhất vào tháng 5, Mytel trúng thầu là đơn vị triển khai dự án xổ số online quốc gia.
Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, đối với người dân, có thể hình dung ra tầm ảnh hưởng của Mytel trong “xã hội số” Myanmar qua con số 15 triệu người dùng app MyID - ứng dụng số 1 tại đây về kết nối, liên lạc, giải trí với lượng nội dung số phong phú. Ứng dụng này đạt tới 5 triệu thuê bao tương tác hàng tháng.
Về tài chính số, ví điện tử MytelPay đang đứng số 2 thị trường và hoàn toàn có cơ hội vươn lên dẫn đầu. Cho đến tháng 5 vừa rồi, MytelPay đã cán mốc 10 triệu người dùng đăng kí dịch vụ.
Mytel cũng là nhà mạng tiên phong, thúc đẩy phong trào Esport ở Myanmar, giúp các vận động viên Esport có thể kiếm sống từ nghề của mình, chứ không đơn thuần là giải trí. Hiện tại, hơn 60% người chơi Esport đang sử dụng SIM và các dịch vụ của Mytel.
Để làm tốt vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số, Mytel cần có nguồn lực, từ tài chính, công nghệ, nhân sự đến mạng lưới đối tác… Và từ khi bắt đầu kinh doanh đến nay, vượt qua những khó khăn khách quan do thị trường mang lại, Mytel đã trở thành một đơn vị có hiệu quả của Viettel.
Riêng trong 2 năm 2020 – 2021, Myanmar phải chịu ảnh hưởng từ đại dịch bùng nổ trên toàn cầu lẫn biến động chính trị. Tình hình khó khăn đã khiến cho 2/4 nhà mạng tại đây thoái vốn hoặc bán mình. Riêng Mytel vẫn sống tốt và tiếp tục tăng trưởng.
“Chiến lược đặc sắc mà Mytel sử dụng để phát triển kinh doanh trong nửa năm qua là tập trung vào phát triển tập khách hàng tiêu dùng cao (High ARPU), đặc biệt là khi chính quyền Myanmar tăng giá bán SIM lên 11 USD/chiếc từ tháng 1/2022 để hạn chế SIM rác”, ông Nguyễn Tiến Dũng, CEO Mytel cho biết.
Thay vì bán SIM đại trà, Mytel tập trung vào thủ phủ thành thị với đối tượng khách hàng mục tiêu là nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp, công nhân viên chức tại cơ quan chính quyền và chủ các hộ kinh doanh cá thể. Tận dụng triệt để lợi thế 4G phủ khắp cả nước, Mytel tung ra gói cước business với dung lượng dữ liệu rất lớn. Chỉ sau hơn 5 tháng triển khai, Mytel đã phát triển mới hơn 500.000 khách hàng business với ARPU đạt 12 USD/ người/ tháng… tức gần gấp 3 lần so với ARPU trung bình của toàn mạng.
Myanmar còn có một số vùng tự trị giàu có nằm dọc biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc. Nhắm tới thị trường này, Mytel đã chủ động kết nối với lãnh đạo khu tự trị để có thể triển khai dịch vụ và trở thành nhà mạng Myanmar duy nhất có sóng tại đó.
Các dịch vụ số đặc sắc của Mytel cũng là yếu tố kích thích khách hàng tiêu dùng. CEO của Mytel cho biết, người sử dụng MyID, MytelPay hoặc chơi Esport có ARPU cao hơn thông thường từ 20-40%.
Bên cạnh các dịch vụ Mobile, tận dụng lợi thế cáp quang rộng khắp, Mytel tập trung phát triển rất nhiều thuê bao Internet tới cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Hiện tại Mytel đang dẫn đầu thị trường cố định băng rộng với 52% thị phần.
4 năm qua, kể từ khi chính thức kinh doanh dịch vụ tại Myanmar, Mytel đã đóng góp hơn 6 triệu USD cho các hoạt động xã hội.
Tháng 6/2020, Quỹ "Empower My Children – Tiếp sức cho em" ra đời, đánh dấu sự khởi đầu cho một dự án dài hạn của Mytel với mong muốn mang lại cuộc sống khỏe mạnh cho các trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc gia Myanmar. Mytel đã hỗ trợ 100% chi phí phẫu thuật cho 34 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh.
Ngoài ra, Quỹ cũng ủng hộ một phần kinh phí cho Hiệp hội Hội chứng Down Myanmar để hỗ trợ cho hơn 300 em mắc chứng Down kiểm tra theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe và tinh thần; dược phẩm và các chi phí phẫu thuật cần thiết. Quỹ cũng lên kế hoạch giúp đỡ hàng trăm nghìn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo khác trong thời gian tới.
Hàng tháng, các chi nhánh của Mytel vẫn trực tiếp phối hợp với lãnh đạo địa phương để hỗ trợ trực tiếp đến các hoàn cảnh, gia đình khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, bão lũ. Đến nay, tấm lòng của Mytel đã đến được hơn 30.000 người dân và hộ gia đình.
Không chỉ vậy, Mytel đã tài trợ Internet cáp quang cho hơn 630 trường hoc, 153 điểm internet cho các bộ, ban, ngành.
Theo kế hoạch trong năm nay, Mytel sẽ triển khai thêm nhiều dự án như: Siêu thị 0 đồng, Chương trình hiến máu nhân đạo mang tên Hội máu hồng… Đặc biệt, Mytel sẽ phát triển tính năng Mydonation trên app MyID, cho phép người dùng là khách hàng sử dụng dịch vụ của Mytel tham gia quyên tiền cho các chương trình CSR (trách nhiệm xã hội) bằng tài khoản gốc.
“Thông qua các hoạt động xã hội, chúng tôi mong muốn trở thành doanh nghiệp tiên phong trong vấn đề phụng sự xã hội. Mytel cũng kỳ vọng người dân sẽ nhận thức rõ hơn rằng chúng tôi là doanh nghiệp quốc tế, đầu tư vào đây hoàn toàn vì lợi ích của người dân, đất nước Myanmar” – CEO của Mytel khẳng định.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời