Chiêm ngưỡng phiên bản "Địa đạo Củ Chi" niên đại 12.000 năm tuổi trải dài ở nhiều châu lục trên thế giới

    NPQM,  

    Một công trình kỳ vỹ, đầy mê hoặc mà tác giả chính là tổ tiên của chúng ta.

    Xuyên suốt châu Âu là hàng ngàn những hang động ngầm dưới lòng đất được tìm thấy trải dài từ phía Bắc Scotland cho tới tận vùng Địa Trung Hải rộng lớn kì vĩ.

    Và đặc biệt, trong số đó không thể không kể đến một mạng lưới hang động với quy mô khổng lồ có niên đại lên đến 12.000 năm tuổi.

    Nhiều chuyên gia tin rằng đây là một địa điểm được tận dụng để người cổ đại trú ngụ khỏi nanh vuốt của thú dữ, trong khi đó số khác cho rằng nó giống như một sơ đồ liên kết giao thông an toàn, ngoài tầm ảnh hưởng của những cuộc chiến tranh, bạo lực hay thậm chí cả thảm họa thiên nhiên nguy hiểm.

    Một vài người nữa thì lại nghĩ đến khía cạnh tâm linh, gán cho mạng lưới này là một hiện thân của cánh cửa dẫn đến địa ngục.

    Nhà khảo cổ học người Đức, Tiến sĩ Heinrich Kusch nhận định những dấu hiệu và bằng chứng về hang động ngầm này được tìm thấy đi kèm với hàng trăm dấu tích của thời kỳ đồ đá mới trải dài trên khắp châu lục. Trong cuốn sách của mình – “Bí mật về thế giới cổ đại dưới lòng đất” (tên tiếng Đức: Tore zur Unterwelt) – ông đã khẳng định rằng những di tích sống động và đa dạng vẫn còn được tìm thấy sau 12.000 năm chứng tỏ mạng lưới này trong quá khứ từng là nơi giao lưu chính yếu của con người cổ đại.

    “Chỉ tính riêng ở Bavaria (Đức), chúng tôi đã tìm ra hơn 700m đường hầm. Còn ở Styria (Áo) lại có them 350m nữa,” cho biết bởi Kusch.

    “Ở châu Âu phải có đến hàng ngàn hang động tương tự như vậy. Hầu hết số đó chỉ có kích cỡ như một lỗ nhỏ để chui vào, rộng khoảng 70cm, đủ lớn để một người luồn lách trong đó. Đặc biệt, ở một vài điểm giao có những hốc to hơn và chỗ ngồi để ngồi nghỉ, hay cả một phòng sinh hoạt chung. Không phải mọi ngóc ngách đều được liên kết với nhau, nhưng nhìn chung, đây vẫn có thể được coi là hiện thân của một xã hội, cộng đồng chung khổng lồ.”

    Cũng trong tác phẩm của mình, Kusch đề cập đến một nét độc đáo khi các nhà thờ nhỏ được dựng nên ở gần lối vào của hang động, vì Giáo hội lo sợ về những vấn đề ngoại đạo liên quan đến cộng đồng này, cũng như muốn giảm thiểu tối đa tác động đến với tư tưởng hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày.

    Được biết, trên những lục địa khác cũng xuất hiện những loại hình hang động tương tự. Châu Mỹ nổi tiếng trong giới khảo cổ sau khi nhiều lối ngầm kinh điển dài đến hàng dặm được tìm thấy dưới lòng đất.

    Lý do những hang động ngầm này được kiến thiết nên là gì? Liệu có thật là tổ tiên chúng ta muốn tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn thực sự ẩn sâu dưới lòng đất?

    "Mê cung ngầm" từ thời kỳ đồ đá

    Dù sao chúng ta cũng nên biết rằng từng xuất hiện khá nhiều giả thiết liên quan đến những thảm họa xảy ra trong thời kỳ cổ đại. Vài truyền thuyết và chuyện kể khác còn khiến người ta liên tưởng đến những sự kiện xã hội đầu tiên được lập nên sau khi trải qua quá trình sống ở những hang động, hầm ngầm và thậm chí cả một thành phố dưới lòng đất!

    Tham khảo: simplecapacity

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ