Chỉ trừ việc có mặt trên Android.
*Bài viết thể hiện quan điểm của Nick Statt trên TheVerge
Tại hội nghị WWDC vừa qua, các lãnh đạo cấp cao của Apple đã dành một thời lượng không nhỏ để thuyết trình về những điểm khác biệt của iMessage trên iOS 10: đẹp hơn, nhiều tính năng hơn và ‘mở’ hơn nữa. Để thu hút đối tượng người dùng trẻ tuổi, Apple đã không ngần ngại ‘vay mượn’ các chi tiết từ những đối thủ mảng này như Facebook và Snapchat với việc cho iMessage lột xác khỏi những chiếc bóng hội thoại xanh đơn điệu sang vô vàn những cách thú vị cho người dùng tương tác với nhau.
Mùa thu năm nay, bạn sẽ có thể thoải mái lựa chọn các chuyển động chat khác nhau, gửi chữ viết tay hay các đoạn tin được che phủ bằng ‘mực vô hình’, vẽ thêm các chi tiết thú vị vào ảnh, chuyển các đoạn chữ viết tay thành biểu tượng emoji hay nhắn lại với 6 kiểu phản ứng ‘tapback’ khác nhau.
Ứng dụng chat ngày nào của Apple nay đã có đầy đủ các yếu tố của một nền tảng nhắn tin hàng khủng. Hầu như mọi tính năng mới lần này đều là những thứ quen thuộc bạn từng thấy trên Facebook Messenger hay Snapchat, thậm chí là WeChat, và chúng đều được thiết kế để gia tăng khả năng giao tiếp, tương tác của người dùng hiện nay. Đáng chú ý nhất chính là kho ứng dụng của iMessage với những tiện ích từ các nhà phát triển bên thứ ba chắc chắn sẽ mở rộng khả năng của iMessage ra vô tận.
Nếu bạn một fan của Facebook Messenger hay WeChat, chắc chắn bạn không xa lạ gì với những tính năng như kéo thả ảnh động, chia sẻ các hiệu ứng emoji, trả tiền cho bạn bè hay vẽ hình nguệch ngoạc lên các bức ảnh rồi gửi đi. Apple này cũng đưa những tính năng y hệt lên iMessage trong nỗ lực mở rộng độ phủ sóng của ứng dụng này. Người dùng tại Mỹ này có thể trả tiền cho bạn bè qua Square hay đặt đồ ăn quá DoorDash ngày trên iMessage.
Theo chuyên viên phân tích Frank Gillett của Forrester, mở cửa iMessage cho các nhà phát triển bên ngoài chính là một nước cờ lớn của Apple. Việc này sẽ cho phép Apple “mang đến những trải nghiệm tự nhiên và ‘đắm chìm’ hơn cho người dùng với những công nghệ từng được WeChat và một số công ty khác đi tiên phong.”
Mục tiêu của Apple là biến iMessage thành một ứng dụng ai cũng muốn dùng chứ không phải chỉ là nghĩ về như trước đây. Đến tận lúc này, người dùng iPhone cũng vẫn chỉ sử dụng iMessage vì nó là ứng dụng nhắn tin mặc định của iOS chứ không chỉ đơn thuần vì họ thích. Nay, với sự phổ biến của hàng loạt ứng dụng nhắn tin đa nền tảng khác, Apple chắc chắn không thể chỉ dựa vào mặc định mà giữ chân người dùng trên iMessage được.
Tất nhiên Apple trước nay vẫn luôn đi đầu chứ chẳng khi nào thèm cóp nhặt của các hãng đối thủ. Google đã mở mã nguồn rất nhiều tài nguyên của mình tại hội nghị I/O vừa qua để thu hút các lập trình viên phát triển ứng dụng nhắn tin Allo và chat video Duo mới ra mắt. Trong khi Allo được coi là một ứng dụng nhắn tin chuẩn mực với tất cả các tính năng đều được kỳ vọng là sẽ ‘cài cắm’ AI bên trong, Duo lại là sự kết hợp của ứng dụng chat video Facetime của Apple và một số tiện ích cho selfie trên Snapchat. Cả hai hội nghị WWDC và I/O của hai gã khổng lồ công nghệ đều cho thấy chính hai công ty này đang đau đớn ‘lần mò’ trong thế giới ứng dụng giao tiếp.
Một trong những yếu điểm của Apple chính là chu kỳ update phần mềm. Công ty gắn chặt những lần update các ứng dụng như iMessage hay Apple Music với những phiên bản update toàn bộ hệ điều hành iOS. Như vậy, chỉ cần sửa chữa một vài lỗi nhỏ thôi Apple cũng bắt người dùng phải update toàn bộ hệ điều hành của họ, thậm chí hãng còn rất hiếm khi sửa đổi các ứng dụng của mình theo bất cứ cách hoàn chỉnh nào ngoài việc ra mắt các phiên bản iOS mới.
Điều này có nghĩa là Apple sẽ bị chậm chân hơn các đối thủ rất nhiều. Chính việc gắn các cập nhật phần mềm với việc ra mắt các sản phẩm phần cứng mà Apple luôn phải đi sau các đối thủ dường như liên tục tung ra các bản cập nhật ứng dụng hàng tuần, thậm chí là hàng ngày để test xem người dùng sẽ thích tính năng nào nhất. Điều này sẽ thay đổi ở iOS 10. Không chính thức giới thiệu trên sân khấu nhưng Apple đã âm thầm ‘mở khóa’ các ứng dụng của mình ra khỏi nền tảng iOS.
Vậy là từ nay bạn sẽ sớm có thể gỡ cài đặt các ứng dụng mặc định như Weather, Stocks, Notes cũng như nhiều ứng dụng liên tục ngự trị trên màn hình chính của bạn mà chẳng bao giờ được dùng đến. Nhưng điều quan trọng hơn ở đây là những ứng dụng như iMessage sẽ sớm có các bản cập nhật trên App Store, một cách đơn giản hơn rất nhiều để Apple sửa đổi các tính năng mà không cần đợi tới ngày ra mắt phiên bản iOS mới.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại là ngay cả sau khi đã mở khóa rất nhiều, Apple vẫn khó có thể đạt được đến độ mở như Android với quan điểm lâu năm là bán phần mềm kèm phần cứng một cách đồng bộ. Đưa iMessage lên Android, nếu có xảy ra, cũng sẽ là một nước đi chấn động giới công nghệ.
Nhìn thị trường hiện nay, sẽ chẳng có gì là lạ nếu Apple nuôi tham vọng biến iMessage thành một nền tảng nhắn tin hàng đầu và hái ra tiền chứ không phải chỉ là một mồi câu người mua iPhone nữa. Khó mà nói chính xác được ứng dụng này sẽ tạo doanh thu cho Apple từ nguồn nào là chính, nhưng ngay việc mở cửa cho các nhà phát triển xây dựng ứng dụng cho iMessage cũng đã hứa hẹn rất nhiều điều cũng như khiến Apple có thêm lý do để đưa iMessage lên Android.
Hầu hết các đối thủ của iMessage đều cho ra mắt các ứng dụng đa nền tảng, cũng chính là lý do WhatsApp vượt mức 1 tỷ người dùng hay Facebook Messenger cũng đang tiến đến gần mức tương đương. Mặc dù Apple cho biết hiện đang có hơn 1 tỷ thiết bị iOS đang hoạt động trên toàn cầu, nhiều người lại dùng duy nhất 1 Apple ID cho nhiều thiết bị họ sở hữu, từ Macbook cho tới iPhone, iPad. Con số thực sự quan trọng đối với Apple chính là thị phần iOS – hiện đang chiếm 23% lượng smartphone và tablet trên thế giới.
Chính vì vậy mà một khi Apple bắt đầu chú tâm nhiều hơn tới các ứng dụng nhắn tin đối thủ thì chắc chắn sẽ đến lúc iMessage cần rời chiếc tổ iOS để đi ra khai phá thế giới.
Tham khảo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4