“Việc đặt tên mang ý nghĩa ngăn chặn những cái tên khác không chính xác hay được dùng vào những mục đích không hay”.
Con virus gây ra bệnh được hô hấp cấp vốn được bạn biết với tên 2019-nCoV vừa chính thức nhận tên gọi mới: Tổ chức Y tế Thế giới WHO quyết định đặt tên chủng mới của virus corona đang gây đại họa là Covid-19.
Trong cái tên này, “CO” viết tắt cho “corona”, “VI” viết tắt cho “virus” và “D” là chữ cái đại diện cho từ “disease - dịch bệnh”. Vào ngày thứ Ba theo giờ địa phương, tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tuyên bố cái tên mới tại một buổi họp báo diễn ra ở Geneva.
Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus
“Việc đặt tên mang ý nghĩa ngăn chặn những cái tên khác không chính xác hay được dùng vào những mục đích không hay”, ông Tedros nói với báo giới. “Việc này cũng cho phép chúng tôi một quy chuẩn để áp dụng vào những vụ bùng phát đại dịch virus corona trong tương lai nếu có”.
WHO quyết định chọn “Covid-19” bởi lẽ cái tên này không liên quan tới địa điểm địa lý nào, con vật nào hay nhóm người cụ thể nào.
Giáo sư Soumya Swaminathan, trưởng ban khoa học của WHO, nói rằng cái tên “Covid-19” cho phép các nhà khoa học đặt tên dễ dàng hơn cho những chủng virus corona khác xuất hiện trong tương lai, bởi vốn dĩ virus corona đã rất nhiều chủng và xuất hiện nhiều trong môi trường.
>> Bấm vào đây để làm bài trắc nghiệm về 2019-nCoV, hay tên chính thức nay đã là Covid-19.
Bên cạnh đó, việc đặt một cái tên dựa nhiều vào khoa học và đánh số cụ thể (19 tượng trưng cho 2019, năm bùng phát đại dịch) sẽ khiến lịch sử không lưu tiếng xấu lại cho bất kỳ địa danh hay con vật nào. Sẽ không còn “cúm gà”, “cúm lợn” hay những bệnh tật gắn liền với địa danh như Hội chứng hô hấp Trung Đông - MERS, mà chỉ còn Covid-19.
Hiện các nhà khoa học đang ráo riết truy tìm nguồn gốc của Covid-19 và cố gắng tăng tốc độ nghiên cứu, nhằm tìm ra phương thuốc chữa trị Covid-19 hiệu quả.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời