Chuẩn bị trở lại Mặt Trăng, NASA mở ống chứa mẫu đất đá do sứ mệnh Apollo 17 lấy về từ 50 năm trước
Ngay cả sau khi mở, mẫu vật vẫn không được biết khí quyển Trái Đất có mùi gì.
- Elon Musk bị đổ oan, hóa ra tên lửa sắp đâm vào mặt trăng có thể là hàng 'Made in China'
- Chúng ta đã đang sở hữu công nghệ khai thác nước đóng băng trên Mặt Trăng, tuy nhiên ...
- Quên Land Cruiser đi, Toyota đang nghiên cứu xe Lunar Cruiser chạy trên Mặt trăng
- Moon Knight tung trailer mới: Siêu anh hùng đa nhân cách, đệ tử thần mặt trăng Ai Cập chính thức gia nhập MCU
- Trung Quốc xây dựng Mặt trăng nhân tạo, nhưng mô phỏng lực hấp dẫn bằng nam châm!
Năm mươi năm trước, nhóm các phi hành gia công tác trong một sứ mệnh Apollo của NASA đã nhét một chiếc hộp kín, chiều dài khoảng 35 centimet, xuống bề mặt Mặt Trăng để thu thập mẫu vật.
Sau khi lấy đủ số đất đá ngoài hành tinh, hai chuyên gia Eugene Cernan và Harrison Schmitt đã hút chân không ống chứa, và mang số tư liệu nghiên cứu quý giá về Trái Đất.

Một trong nhiều ống chứa mẫu nghiên cứu được giữ kín suốt nhiều thập kỷ.
Tại Trung tâm Không gian Johnson của NASA đặt tại Houston, các chuyên gia tiến hành mở hộp chứa. Kể từ khi sứ mệnh Apollo 17 hoàn thành vào năm 1972, và cũng là lần cuối nhân loại đặt chân lên Mặt Trăng, số đất đá vẫn chưa được tiếp xúc với khí quyển Trái Đất. Trong lần nghiên cứu này, NASA mở một trong những hộp chứa mẫu đất Mặt Trăng cuối cùng, 50 năm sau khi sứ mệnh Apollo 17 kết thúc.
Tại sao NASA lại phải chờ lâu đến vậy? Cũng giống cách một cá nhân tìm cách đóng băng cơ thể để hồi sinh sau này, các nhà khoa học muốn tận dụng tiến bộ khoa học của tương lai.
“Cơ quan hiểu rõ khoa học và công nghệ sẽ tiến hóa, và cho phép chuyên gia nghiên cứu số vật chất theo những cách mới, để đặt vấn đề xoay quanh những câu hỏi mới trong tương lai”, Lori Glaze, giám đốc Bộ phận Khoa học Hành tinh của NASA cho hay.
Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ, lớp đất đá bộc lộ những đặc tính thú vị về những vụ lở đất trong môi trường chân không.

Khoang đặc biệt dùng trong mở ống chứa mẫu, do Đại học Washington phát triển.
Ngoài đất đá Mặt Trăng, bên trong ống kín còn chứa khí ngoài Trái Đất, rất dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng. Bởi lẽ đó, nhóm nghiên cứu phải mở ống trong một khoang đặc biệt, có khả năng lưu giữ bất cứ thứ khí nào thoát ra từ ống kín.
Nếu như có khí thoát ra, các nhà khoa học có thể nhận biết được chúng nhờ công nghệ đo phổ khối lượng. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại còn có thể phân tách khí thành những phần nhỏ hơn, lấy dữ liệu nghiên cứu cho những mảng khác.

Thiết bị dùng để thu thập khí thoát ra từ ống kín.
“Thành phần của khí có thể được phân tích, và giúp kể một phần câu chuyện về nguồn gốc cũng như chặng đường tiến hóa của chúng trên Mặt Trăng, cũng như trong Hệ Mặt Trời này”, người chịu trách nhiệm dự án Francesca McDonald nói với báo giới.
Hiện tại, khoa học đã đủ tiên tiến để nghiên cứu kỹ càng số đá Mặt Trăng mang về từ nhiều thập kỷ trước. Cũng đã đến lúc nhân loại mang công nghệ mới quay lại Mặt Trăng, để xem vệ tinh tự nhiên của ta đã khác xưa thế nào, và đồng thời tìm hiểu thêm gì về hệ sao ta còn phải gắn bó lâu dài.
-
-
Bí ẩn “mặt trăng bị cháy xém” trong ảnh chụp của tàu NASA
24/06/2022 | 09:28 -
-
Các nhà khoa học công bố robot cá có thể ăn vi nhựa trong nước biển
23/06/2022 | 20:32
-
NỔI BẬT TRANG CHỦ
-
Trung Quốc tuyên bố có siêu máy tính mới mạnh nhất thế giới, có tốc độ xử lý 'tương đương bộ não con người'
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết cỗ máy Sunway mới nhất của họ sánh ngang với Frontier, siêu máy tính của Mỹ được mệnh danh là mạnh nhất thế giới chỉ vài tuần trước đó.
-
Nắng đầu hè Hà Nội rất độc hại, anh em chọn nhanh vài loại áo chống nắng nam chất lượng cao, giá từ 218k