"Chúng tôi làm việc như những zombie": Nữ nhà báo tâm sự sau cái chết của phóng viên NHK gây rúng động Nhật Bản
Với những người làm truyền thông/báo chí tại Nhật Bản, làm việc ngoài giờ nhiều đã không còn là một câu chuyện quá mới mẻ. Vụ việc của nữ phóng viên xấu số đài NHK chỉ là một giọt nước tràn ly.
Mới đây, tin tức về một nữ phóng viên làm việc trong đài truyền hình nổi tiếng NHK tại Nhật Bản tử vong vì làm việc quá vất vả đã khiến cả thế giới bàng hoàng.
Tuy nhiên, với những người làm trong ngành truyền thông tại đất nước Nhật Bản, nơi mà làm việc trường kỳ, ngày này qua ngày khác với số giờ nghỉ ngơi ít ỏi, họ không coi đó là một điều quá ngạc nhiên.
"Tôi nghĩ rằng sớm hay muộn nó cũng xảy ra. Chúng tôi làm việc điên cuồng, như kiểu nô lệ vậy", một nhà báo làm việc tại một tòa soạn lớn của Nhật Bản cho biết.
Việc các nhà báo trên thế giới phải làm việc quá giờ là điều hết sức bình thường, tình trạng tại Nhật Bản còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.
"Tôi thực sự nghĩ rằng tôi sẽ chết", một cô gái trả lời phỏng vấn với điều kiện phải giấu kính danh tính. Cô gái này nhớ lại giai đoạn những đợt làm việc căng thẳng mà cô thường về nhà lúc 1h sáng và dậy lúc 5h; chỉ có 4 tiếng để ngủ.
Việc các nhà báo trên thế giới phải làm việc quá giờ là điều hết sức bình thường, tình trạng tại Nhật Bản còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Các biên tập viên/phóng viên thường phải túc trực 24/7.
Nữ nhà báo xin được giấu danh tính trên đã ở tuổi ngoài 30. Cô là một trong những nhà báo "cứng" tại Nhật Bản. Họ thường xuyên phải theo sát nhà của các chính trị gia, bất cứ đêm ngày, dù có tin hay không.
Đó là một truyền thống của các nhà báo được gọi bằng cái tên "Yomawari" (Tạm dịch là "suốt đêm").
Thậm chí trong những đêm mưa tuyết, cô thường xuyên đứng đợi nhiều giờ liền ngoài nhà của một chính trị gia mà cô đang theo tuyến bài.
"Tôi phải mang theo những túi sưởi khắp nơi nhưng vẫn thấy lạnh lẽo. Tôi không thể đi tắm. Nó không tốt cho sức khỏe của mình", cô chia sẻ và không quên kể thêm rằng, có nhiều người đồng nghiệp của cô đã bị ốm và sức khỏe sụt giảm.
"Và cũng không có cuối tuần gì cả" - cô cho biết.
Các biên tập viên/phóng viên thường phải túc trực 24/7.
Một cứu phóng viên truyền hình tại Tokyo chia sẻ rằng, trong văn hóa Nhật Bản, "tinh thần chiến đấu" không bao giờ bỏ cuộc dù chuyện gì xảy ra cũng khiến công việc báo chí thêm vất vả hơn nhiều.
Người phụ nữ 32 tuổi này chia sẻ rằng việc làm việc nhiều giờ không còn xa lạ với cô. Có ngày, cô vẫn phải làm việc dù đang ốm nặng.
"Tôi không có thời gian để kiểm tra thân nhiệt. Sau đó, tôi biết rằng mình sốt 39 độ. Giám đốc sẽ nói rằng bạn không được lười biếng chứ không bao giờ nói bạn nên nghỉ ngơi đi vì bạn làm việc vất vả rồi".
"Rồi bạn giống như những con zombie cả".
Năm 2017, con số "karoshi" - những người chết vì làm việc quá sức, đã lên tới 191 trường hợp.
Trường hợp của nữ phóng viên NHK Miwa Sado, cô gái đã qua đời ở tuổi 31 vì đột quỵ sau khi phải làm thêm 159 giờ/tháng trước khi qua đời khiến báo chí toàn thế giới phẫn nộ. Tuy nhiên, đây không phải trường hợp cá biệt.
Mỗi năm tại Nhật Bản, việc làm việc quá giờ là nguyên nhân dẫn tới cái chết của nhiều người, trong đó các bệnh phổ biến nhất là trụy tim, đột quỵ hay tự tử. Năm 2017, con số "karoshi" - những người chết vì làm việc quá sức, đã lên tới 191 trường hợp.
Dù qua đời từ năm 2013, 4 năm sau đó, đài NHK mới công bố về cái chết của nhân viên, sau khi phải chịu nhiều áp lực từ gia đình Sado. Đây là một điều đáng xấu hổ với đài NHK khi họ luôn cố gắng khuyến khích mọi người dân Nhật Bản không nên làm quá giờ.
"Tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe tin nhân viên NHK qua đời. Họ đã tranh đấu chống lại văn hóa làm việc quá giờ ăn sâu cắm rễ tại Nhật Bản", Shigeru Wakita, một giáo sư tại đại học Ryukoku cho biết.
Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã cố gắng giải quyết vấn đề này và triển khai kế hoạch "Ngày thứ sáu vui vẻ" - nơi các nhân viên được khuyến khích về sớm vào thứ sáu cuối cùng của tháng.
Sau cái chết của chị Sado, giám đốc NHK Ryoichi Ueda đã đến nhà riêng của chị để xin lỗi. Công ty sau đó đã cố gắng giảm giờ làm, áp dụng các tiêu chuẩn sức khỏe và tổ chức các buổi tập huấn về vấn đề karoshi.
Hồi tháng 4 vừa qua, một ban ngành chính phủ đã tiết lộ kế hoạch cắt giảm việc làm ngoài giờ, chỉ còn khoảng 100 giờ/tháng.
Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã cố gắng giải quyết vấn đề này và triển khai kế hoạch "Ngày thứ sáu vui vẻ" - nơi các nhân viên được khuyến khích về sớm vào thứ sáu cuối cùng của tháng.
Bản thân Thủ tướng Shinzo Abe cũng thường dành chiều thứ sáu để thiền. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn ngó lơ kế hoạch này và việc làm thêm ồ ạt vẫn diễn ra.
Có lẽ, sẽ cần nhiều thời gian hơn để người ta không còn nhắc tới câu chuyện Karoshi tại Nhật Bản nữa.
(Theo Straitstimes)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín