Công nghệ radar "cổ lỗ" của những năm 1960 sẽ được đưa vào xe tự lái của thời đại này

    Dink,  

    Chúng ta đã bỏ quên một thứ công nghệ hiệu quả, và giờ là lúc nó quay trở lại đây.

    Rượu cũ bình mới, thứ công nghệ cảm biến tự động tiếp theo sẽ được gắn lên xe tự lái là tia x-quang. Nó sẽ cho phép chiếc xe có thể "nhìn" thấy bên trong và bên ngoài chiếc xe mà không cần sử dụng tới những bộ cảm biến đắt tiền khác. Giá của một hệ thống x-quang chỉ bằng một phần giá của những thứ cảm biến khác mà thôi.

    Đó là giấc mơ được Vayyar, một công ty nằm ở ngoại ô Tel Aviv, Israel ấp ủ. Họ muốn tạo ra cảm biến hình ảnh 3D dựa trên công nghệ tần số sóng vô tuyến – một thứ công nghệ đã xuất hiện từ hồi những năm 1960.

    Có tên là mạng truyền siêu băng rộng (ultra-wideband – UWB), nó được sử dụng chủ yếu trong công nghệ radar của quân đội. Nhà sáng lập nên Vayyar, ông Raviv Melamed – người vốn làm trong Lực lượng Quốc phòng Israel, muốn sử dụng UWB để cho xe tự lái một "con mắt" mới, một cái nhìn mới với thế giới bên ngoài. Trước khi Hội chợ Hàng Điện tử Tiêu dùng CES 2018 diễn ra, ông đã có bài trình bày qua điện thoại về công nghệ cảm biến của công ty mình.

    Người ta đã chú ý tới UWB từ đầu những năm 2000 nhưng chẳng lâu sau, người ta cũng sớm quên lãng nó: thế giới đã có đầy những công nghệ liên lạc như Bluetooth, Wi-Fe hay ZigBee (thứ mạng kết nối ít gây nhiễu Wi-Fi được các thiết bị smarthome sử dụng). Chẳng ai để ý đến thứ lỗi thời của những năm 60.

     Một ví dụ về cách thức kết nối ultra-wideband - UWB. Tín hiệu từ mọi nguồn có thể được điều hướng để duy nhất một trụ sở có thể phát hiện và nhận tín hiệu.

    Một ví dụ về cách thức kết nối ultra-wideband - UWB. Tín hiệu từ mọi nguồn có thể được điều hướng để duy nhất một trụ sở có thể phát hiện và nhận tín hiệu.

    Nhưng ứng dụng tự lái đang ngày một lan rộng khiến UWB có một hơi thở mới. Vayyer vừa chốt hợp đồng xin đầu tư tài chính trị giá 45 triệu USD, khoản đầu tư dành cho những ứng dụng sử dụng công nghệ UWB bao gồm dựng hình ảnh cơ thể nhằm mục đích y tế, smarthome – nhà thông minh và xe tự lái.

    Chip cảm ứng của Vayyar bao gồm 24 máy thu phát vô tuyến chạy ở tần số từ 0 đến 20 GHz, sắp tới con số ấy sẽ lên tới 72 máy thu phát. Đa số những chip khác chỉ cò từ 1 tới 3 máy thu phát vô tuyến, vì thế với lượng thiết bị thu phát gấp 3 lần, Melamed tự tin khẳng định việc chip của mình có thể tạo ra những hình ảnh với độ phân giải cực cao chưa từng có.

    Trong một bài nghiên cứu về UWB 3D của các nhà khoa học tại Đức hồi năm 2011, kết quả chỉ ra rằng "bởi các tần số có độ phủ sóng rất rộng, nhất là với những tần số thấp, hệ thống radar UWB có thể xuyên thấu được những vật chất có tính điện môi để ghi lại được hình ảnh bên trong của vật thể được quét".

     Xác định được đây là một em bé nhờ công nghệ x-quang.

    Xác định được đây là một em bé nhờ công nghệ x-quang.

    Nói ngắn gọn lại, thì con chip trên có tia x nhìn xuyên thấp được vật thể và con người nhưng không có bức xạ, đồng nghĩa với việc nó an toàn với người sử dụng.

    Không giống với các thiết bị UWB truyền thống, cảm biến của Vayyar phát ra hàng ngàn tín hiệu và tạo ra hàng trăm ngàn điểm trong không trung, được phân tích trong thời gian thực để tạo ra một hình ảnh chính xác. Theo như nhà sáng lập Melamed được biết, thì hiện tại chưa có công ty nào tạo ra được một con chip cảm biến tạo hình ảnh có độ phân giải cao được như thế này.

    Năm 2011, Melamed quyết định thương mại hóa công nghệ này, với ứng dụng đầu tiên là trong ngành y học: họ áp dụng công nghệ vào cả phần cứng và phần mềm nhằm phát hiện sớm bệnh ung thư vú. Với gia thành rẻ hơn, bớt đau đớn hơn, những người phụ nữ ở các khu vực hẻo lánh có thể được khám và chữa trị kịp thời. Bước tiếp theo, Vayyar nhắm tới nhà thông minh và xe tự lái – hai ngành đang có triển vọng lớn hiện tại.

    Theo lời Melamed, chip của Vayyar có tiềm năng ngang ngửa với công nghệ LIDAR hiện tại. Chưa kể là LIDAR vẫn là một hệ thống to kềnh càng được đặt trên đầu một chiếc ô tô, còn chip của Vayyar thì ... chỉ là một con chip nhỏ. Người ta có thể gắn nó vào cửa xe, ghế xe, ... khiến thiết kế chiếc xe trở nên thanh nhã hơn nhiều.

    Tuy nhiên, Melamed coi hệ thống này giống một phần của một mạng lưới cảm biến lớn chứ không thể là một sản phẩm riêng rẽ. "Không một công nghệ đơn lẻ nào trong số này có thể hoạt động hiệu quả hoàn hảo trong mọi điều kiện được", ông nói.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày