Công nghệ tiến nhanh quá, nhìn lại 10 năm trước khi chúng ta chưa được trải nghiệm 18 sản phẩm cực kỳ hữu dụng này
iPad, Android và Uber..., tất cả đều chỉ là điểm xuất phát sơ khai trong thời gian 1 thập kỷ trước đây.
10 năm trước, thế giới mang trên mình một diện mạo hoàn toàn khác biệt. Bạn sẽ không thể nào biết đến trải nghiệm gọi Uber qua điện thoại, lướt web với Google Chrome hay thuê nhà ở qua dịch vụ Airbnb...
Thế nhưng, khoảng thời gian 10 năm kỳ diệu tiếp đó lại chứng kiến hàng loạt những phát minh mang tầm vóc lớn lao cho lịch sử nhân loại. Hãy cùng nhìn lại những dấu mốc đáng tự hào trong thời đại phát triển kéo dài 10 năm vừa qua của con người nhé:
1. iPad
Khi Steve Jobs giới thiệu phiên bản iPad đầu tiên vào 7 năm trước, ông đã khẳng định đây là "công cụ hỗ trợ tác vụ tốt nhất từ trước tới nay."
"Nó thực sự mang trong mình tiềm năng và ưu thế lớn hơn nhiều so với laptop hay smartphone," Jobs phát biểu vào tháng 1 năm 2010. Khi đó, iPad phiên bản gốc có giá thành trong tầm 499 USD - 829 USD. Từ đó đến nay, iPad đã trải qua chặng đường nhung lụa đầy nổi bật trong lịch sử công nghệ thế giới, với sự xuất hiện gần đây nhất là chiếc iPad Pro 10,5 inch 649 USD và iPad 9,7 inch 329 USD.
2. Google Chrome
Ngày 1/9 năm 2008 là ngày Google Chrome ra đời. "Chúng tôi thiết kế nên một giao diện duyệt web đơn giản mà mượt mà tối ưu," CEO Sundar Pichai của Google viết trên blog chính thức của Google.
"Cũng giống như trang chủ website tìm kiếm Google vậy, Chrome hoàn toàn nhanh, gọn, nhẹ và thích hợp cho mọi người dùng. Nó sẽ đưa bạn đến những nơi bạn thực sự cần."
3. Snapchat
Mùa hè năm 2011 chứng kiến sự ra mắt của ứng dụng Snapchat trên nền tảng App Store với chức năng là một app nhắn tin cùng đặc trưng là gửi hình ảnh được cài đặt có thể biến mất sau 1 thời gian cho phép. Khi ấy nó được lấy tên là Pictaboo, dù khác bây giờ nhưng biểu tượng "con ma" Ghostface Chillah vẫn nguyên như vậy, để rồi đến tháng 9 năm 2011 mới chính thức đổi tên thành Snapchat để có thể thu hút thêm người dùng trẻ tuổi tại Los Angeles.
6 năm sau, tức hiện tại, Snapchat đã là một công ty trị giá 18 tỷ USD và có nhiều thương vụ làm ăn đối tác với hàng loạt những nhà sản xuất chương trình, nội dung, linh kiện phần cứng khác.
4. Airbnb
Ý tưởng cho Airbnb được nhen nhóm vào năm 2007 khi đồng sáng lập ra nó - Joe Gebbie gửi một email đến bạn cùng phòng của mình - Brian Chesky để nói về việc họ cho thuê căn hộ của 2 người để kiếm thêm chút tiền trang trải. Sau một vài nỗ lực đầu tiên, Air Bed & Breakfast đã được khởi động chính thức vào năm 2008 như một nền tảng online cho phép mở thuê những căn hộ còn trống tại nơi ở của bạn, nhằm tạo điều kiện cho nhiều người có thể tìm được những nơi giá cả phải chăng mà nghỉ ngơi tạm thời.
Airbnb hiện đang cố gắng trở thành một thương hiệu du lịch toàn diện về mặt dịch vụ bằng cách mở thêm loại hình trải nghiệm Trips và thêm một dịch vụ dành riêng cho những thành viên có nơi ở cho thuê cao cấp hơn.
Giá trị hiện tại của thương hiệu này là 31 tỷ USD, xứng danh start-up trị giá cao thứ 2 tại Mỹ.
5. Spotify
Spotify khởi chạy chính thức vào tháng 10 năm 2008 tại Stockholm, Thụy Điển. Cặp đôi sáng lập nên công ty này - Daniel Ek và Martin Lorentzon - đã nghĩ ra cái tên đó từ tận năm 2005 khi Lorentzon đang ngủ ở căn hộ của Ek.
Spotify được ra mắt là bản thử nghiệm vào năm 2007, nhưng phải đến khi những hợp đồng ký kết với nhiều đối tác lừng danh như Sony, Universal, BMG và nhiều nữa nổi lên thì Spotify mới thực sự được công nhận. Nay, Spotify đã có 140 triệu người dùng hằng ngày thường xuyên trên toàn cầu.
6. Oculus
Oculus VR được nhen nhóm từ một garage ở Irvine, California vào tháng 6 năm 2012. Palmer Luckey khi đó mới chỉ 19 tuổi đã mở chiến dịch gây vốn đầu tư trên Kickstarter về công ty, và kiếm được 2,5 triệu USD cho dự án mũ thực tế ảo của mình. Sau khi gây vốn thêm được số tiền 16 triệu USD và dần phát triển công ty, Luckey đã bán lại Oculus cho Facebook với giá 2 tỷ USD.
Luckey nay đã không còn làm việc cho Oculus nữa, nhưng những gì công ty làm được vẫn luôn hiện diện và được đâu tay bởi Facebook một cách mạnh mẽ. Giá thành hiện tại là 499 USD, nhưng Facebook dự định ra mắt thêm một sản phẩm giá rẻ 200 USD vào năm 2018.
7. Stripe
Stripe, 1 start-up lập ra với mục đích "làm khó" các nền tảng trả phí online, được giới thiệu vào tháng 9 năm 2011. Nhiều công ty lớn như Target hay NFL cũng đã tin dùng Stripe và công nghệ của họ để xử lý giao dịch qua website và app của mình. Stripe giờ đây trị giá 9 tỷ USD sau 6 năm thành lập.
8. Instagram
Instagram đến tay người dùng vào thang s10 năm 2010 với 25.000 người đăng ký làm thành viên ngay trong ngày đầu tiên. Năm 2011, Instagram đã trở thành "Ứng dụng của năm" trên iPhone, và tháng 4 năm 2012, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã phải mất đến 1 tỷ USD để sở hữu công ty này về tay mình.
Instagram nay có tới hơn 200 triệu người dùng thường xuyên và nhiều tính năng mới đa dạng hơn so với trước, ít nhiều được học tập từ Snapchat với live video, face filter, sticker...
9. Kickstarter
Kickstarter - nền tảng gây vốn khởi chạy cho nhiều dự án sản phẩm mới và cả công ty, được ra đời vào tháng 4 năm 2009 sau khi Perry Chen - đồng sáng lập - nghĩ tới một cách để tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho việc mời các nhạc sỹ về lễ hội nhạc jazz tại New Orleans. Sản phẩm đầu tiên được mang lên là mẫu áo phông Grace Jones cũng được tạo ra bởi chính Chen nhưng đã không đạt được kết quả như ý muốn.
Hiện tại, đã có tới 13 triệu người tìm được nguồn đầu tư cho dự án của mình và 3,2 tỷ USD được đem vào gây vốn trên tổng thống kê từ trước tới nay.
10. Android
Khi Sergey Brin - chủ nhân sáng lập nên Google - cùng giám đốc kỹ thuật lập trình Steve Horowitz ra mắt hệ điều hành Android vào tháng 11 năm 2007 từ Google, họ đã khiến cả thế giới bất ngờ vì trước đó cộng đồng công nghệ đang rạo rực với tin đồn Google chuẩn bị giới thiệu một chiếc "G Phone" (dù thực tế thì phải 9 năm sau đó, tức năm 2016, Google mới đưa điều đó thành sự thực).
"Tôi hân hạnh được giới thiệu đến các bạn nền tảng hệ điều hành Android, phát biểu bởi Horowitz. "Đây là thứ mà chúng tôi hy vọng sẽ giúp mọi người có thể tự tạo ra thêm hàng ngàn chiếc G Phone khác."
11. Lyft
Lyft được ra mắt công chúng vào năm 2012 là một ứng dụng chia sẻ phương tiện. Zimride là công ty nảy lên ý tưởng đó khi họ hiện thực hóa mô hình cho đi nhờ xe trên những chặng đường dài mà 2 bên đều có chung lộ trình. Năm 2017, Lyft đã đạt mốc 1 triệu lượt đi/ngày tại Mỹ và có giá trị 7,5 tỷ USD.
12. Pinterest
Pinterest, 1 ứng dụng khám phá và tìm kiếm với công cụ "ghim" bài, đã ra đời vào tháng 3 năm 2010. Ngày nay, 175 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng là thành tích mà ứng dụng 12 tỷ USD này làm được. Không chỉ có chức năng tìm kiếm và ghim thông thường, Pinterest còn đang thử nghiệm cho nền tảng mua sắm, machine-learning và tìm kiếm qua camera trên cả app smartphone và web máy tính.
13. Square
Đồng sáng lập ra Twitter - Jack Dorsey cũng là người khởi tạo Square vào tháng 10 năm 2010 sau khi một người bạn của ông không thể mua bán một món đồ chỉ vì không được duyệt thẻ American Express. Square vốn được coi là một dịch vụ trả phí qua điện thoại có thể quẹt thẻ tín dụng qua ứng dụng cùng một máy quét cắm trực tiếp vào smartphone. Square nay đã có giá trị 9,75 tỷ USD và xử lý tổng giao dịch lên đến 13,6 tỷ USD trong quý vừa rồi.
14. 4G
Kết nối 4G nghe tưởng chừng như phổ biến rộng rãi nhiều rồi nhưng tuổi đời của nó mới chỉ là 7 năm mà thôi. Nó được biết đến như một giải pháp thay thế và nâng cấp hoàn toàn vượt trội so với 3G.
15. Uber
Tháng 3 năm 2009 là ngày ra đời Uber dưới tên UberCab. Garrett Camp, Oscar Salazar và Conrad Whelan đã xây dựng những nền móng đầu tiên, với sự trợ giúp của Travis Kalanick làm cố vấn tổng và sau này trở thành CEO. Qua nhiều năm, Uber đã phát triển thành một dịch vụ chia sẻ phương tiện đa dạng với nhiều loại hình, cấp bậc tùy theo nhu cầu người sử dụng.
Dù có dính đến một vài sự cố và scandal trong thời gian gần đây nhưng không thể phủ nhận sự lớn mạnh của Uber cùng giá trị khổng lồ của mình - 70 tỷ USD.
16. Venmo
Venmo lần đầu nổi lên như một start-up về âm nhạc vào năm 2009, nhưng cuối cùng tổ chức những người sáng lập ra nó lại quyết định chuyển sang áp dụng loại hình dịch vụ trả phí sau khi một thành viên trong họ - Iqram Magdon-Ismail đến thăm Andrew Kortina ở thành phố New York mà quên mang ví.
Venmo được Braintree mua lại vào năm 2012 với giá 26,2 triệu USD, rồi sau đó lại tiếp tục sang tay chủ mới là Pay Pal sau 1 năm. 6,8 tỷ USD là tổng lượng tiền giao dịch trung bình theo quý của Venmo.
17. WhatsApp
Jan Koum lập ra công ty WhatsApp vào năm 2009 từ trước cả khi ứng dụng được viết xong. Ông cùng đồng sáng lập Brian Acton đã quyết định tạo nên một ứng dụng nhắn tin mới, gây dựng nên mọi thứ ở trong một nhà kho nhỏ làm trụ sở chung với Evernote. Sự tăng trưởng của WhatsApp là vô cùng tích cực, đặc biệt là ở những nước ưa chuộng hình thức liên lạc qua nhắn tin. CEO Facebook Mark Zuckerberg đã chú ý từ năm 2012 và cuối cùng bỏ ra 19 tỷ USD mua lại vào năm 2014.
18. Slack
Stewart Butterfield bắt tay vào xây dựng nên ứng dụng nhắn tin Slack từ năm 2012. Ý tưởng ban đầu là một trò chơi dành cho nhiều người trên nền tảng web, nhưng thành công không thực sự khả quan như mong đợi nên đến năm 2013, đội ngũ phát triển đã đi đến quyết định sáng giá cuối cùng mà họ có.
Slack nay đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ Amazon, Googlem Microsoft và Salesforce để mua lại ứng dụng nhắn tin nổi bật này.
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"