Trong lịch sử 49 năm của mình, Intel chỉ có 6 CEO, ông Otellini là người thứ 5. Ông là người đầu tiên không phải kỹ sư đứng lên điều hành công ty.
Paul Otellini, giám đốc điều hành của Intel từ năm 2005 đến 2013, đã qua đời vào ngày Thứ Hai, ngày 2 tháng 10 năm 2017. Ông Otellini là giám đốc điều hành đầu tiên của Intel không phải kỹ sư và vẫn dành toàn bộ sự nghiệp tại Intel. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông đã góp phần giúp Intel đạt được một số thành tựu như lượng tiền mặt từ các hoạt động chính của công ty đạt 107 tỉ USD, chia cổ tức 23,5 tỉ USD, tăng giá trị cổ tức lên 181% (từ 0,08$ lên 0,225$ mỗi cổ phiếu). Từ cuối năm 2005 đến khi kết thúc năm 2011, Intel đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ròng cao kỉ lục.
Giám đốc điều hành của Intel, Brian Krzanich chia sẻ: "Chúng tôi rất buồn vì sự ra đi của Paul. Chính ông ấy đã dạy chúng tôi rằng chúng tôi chỉ thành công khi đặt khách hàng lên hàng đầu".
Paul Otellini sinh ra tại San Francisco vào ngày 12 tháng 10 năm 1950. Ông nhận bằng cử nhân kinh tế tại Đại học San Francisco năm 1972, sau đó là bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của Đại học California, Berkeley năm 1974. Ông Otellini gia nhập Intel vào năm 1974 và sau đó giữ các vị trí khác nhau tại công ty trong 39 năm, trước khi nghỉ hưu vào năm 2013. Ông gặp người vợ thứ hai, Sandra, tại Intel. Bà là luật sư. Hai người có một con trai và một con gái. Sau khi nghỉ hưu, ông dành thời gian hướng dẫn những người trẻ tuổi và tham gia vào các tổ chức từ thiện.
Mặc dù không có kiến thức về công nghệ, nhưng tác động của ông đối với Intel (và toàn bộ ngành công nghiệp IT) rất đáng nể. Ông đã từng điều hành Intel Architecture Group, chịu trách nhiệm phát triển CPU và chipset cũng như các chiến lược của công ty cho máy tính để bàn, điện thoại di động và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ông từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Nhóm Bán hàng và Tiếp thị của Intel, trước khi trở thành COO vào năm 2002 và Giám đốc điều hành vào năm 2005.
Một trong những thành tựu chính của ông vào đầu những năm 2000 là sự thay đổi của Intel từ phát triển CPU sang xoay quanh các nền tảng. Cho đến khi Intel tung ra nền tảng Centrino (CPU, chipset, bộ điều khiển Wi-Fi) vào năm 2003, công ty tập trung chủ yếu vào thiết kế bộ vi xử lý, để một bộ phận kinh doanh chipset cho các bên thứ ba như VIA Technologies hay SiS. Centrino đã chứng minh rằng cách tiếp cận nền tảng mang lại doanh thu tốt hơn do công ty có thể bán nhiều chip hơn cho mỗi máy tính hơn trước đây.
Sau đó, ông Otelli ắp xếp lại Intel hoạt động xoay quanh các nền tảng cho các máy khách và máy chủ, phát triển các giải pháp tính toán của công ty nói chung. Doanh thu tài chính của công ty đã tăng mạnh ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến năm 2010. Thực tế, ông đã tăng doanh thu của Intel từ 34 tỷ USD năm 2004 lên 53 tỷ USD vào năm 2012.
Trong số những thành công lớn của ông Otellini không thể không kể đến việc Intel thuyết phục Apple chuyển từ bộ xử lý PowerPC sang sử dụng các kiến trúc x86 của Intel trong giai đoạn từ đầu năm 2006 đến đầu năm 2008. Ông Otellini đã dành gần cả thập kỷ để đưa chip Intel vào máy tính Macintosh. Lần đầu tiên Otellini gặp Steve Jobs khi ông vẫn còn ở NeXT cuối những năm 1990 và thường xuyên họp mặt với ông ta cho tới khi thỏa thuận được ký vào năm 2005.
Tuy nhiên, chính Paul Otellini cũng từng khiến Intel vụt mất một món hời rất lớn khi từ chối cơ hội cung cấp chip xử lý cho iPhone của Apple. Otellini lúc này lo sợ và nghĩ rằng mức giá sản xuất chip này thấp hơn kỳ vọng khiến Intel không thể sản xuất số lượng lớn được. Tuy nhiên, đó cũng là chia sẻ từ chính ông, vụ việc đáng tiếc này vẫn còn nhiều điều thú vị ẩn sau. Và hơn hết, Paul Otellini vẫn là vị CEO tài giỏi, có đóng góp không nhỏ cho lịch sử phát triển của Intel, cũng là người giúp cho chip Intel có thể xuất hiện trên những chiếc máy tính Mac.
Tham khảo: Anandtech
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín