Cựu chủ tịch Samsung đã từng có ý định mời nhà sáng lập TSMC về làm việc cho mình
Bạn có tưởng tượng được nếu TSMC và Samsung kết hợp lại thì liên minh này sẽ khủng khiếp đến mức nào không? Nhưng nếu nhận lời thì có lẽ đã chẳng có Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. lớn mạnh như ngày hôm nay rồi.
Nhà sáng lập ra gã khổng lồ bán dẫn Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., Morris Chang, vào hôm thứ 7 vừa qua đã tiết lộ rằng Lee Kun-hee, giám đốc của “kỳ phùng địch thủ” Samsung Electronics, đã từng cố gắng thuyết phục ông gia nhập công ty Hàn Quốc này hồi năm 1989.
“Ông Lee đã “mời mọc” tôi về đầu quân cho Samsung trong một buổi trò truyện một buổi sáng năm 1989 ở Đài Bắc,” ông Chang nói trong hội thảo nội bộ. Ông nói thêm rằng vị chủ tịch hội đồng quản trị của ông lớn xứ kim chi không muốn Đài Loan tự gây dựng nên những công ty công nghệ về chip thời kỳ bấy giờ.
“Những thông điệp mà ông ấy muốn nhắn gửi với tôi trong cuộc họp mặt ấy, là để thành lập một hãng sản xuất chip thì cần rất một nguồn vốn khổng lồ, đồng thời phải sở hữu một đội ngũ những kỹ sư giỏi toàn diện,” ông Chang tiếp lời. “Tôi nắm rất rõ những luận điểm mà ông nêu rồi.” Nhà lãnh đạo của TSMC dõng dạc trả lời.
Ông Chang, năm nay đã 86 tuổi, được mệnh danh là “tỷ phú chip” khi đứa con tinh thần xứ Đài của ông trở thành công ty bán dẫn lớn thứ 2 toàn cầu về mặt doanh thu. Thành lập từ năm 1987, TSMC đã nhanh chóng lọt vào top những cái tên có “máu mặt” nhất nhì thế giới khi có giá trị vốn hóa vào khoảng 207,6 tỷ USD.
Chang cũng chia sẻ thêm rằng ông Lee cũng mời mình đến thăm các nhà máy sản xuất vi xử lý ở Hàn Quốc, một chuyến đi đã để lại cho ông nhiều bài học và ấn tượng sâu sắc. Không ai có thể trốn chạy được lưỡi hái của thời gian cả: Chang tuyên bố vào ngày 2/10 vừa qua rằng ông sẽ nghỉ hưu để nhường lại cái ghế này cho Mark Liu và C.C Wei, còn Lee thì đã phải nằm viện sau cơn đau tim hồi năm 2014.
Samsung, kẻ dẫn đầu thị trường chip nhớ, bao gồm cả bộ nhớ NAND và DRAM, đang chân ướt chân ráo bước bào lĩnh vực sản xuất vi mạch logic như nhân đồ họa, modem, các loại cảm biến – chính là “đại bàn” mà TSMC đang thống trị. Họ chính là hãng làm chip số 1 thế giới tính về cả thị phần lẫn doanh thu.
TSMC tỏ ra không hề kém cạnh, ngang tài ngang sức với Samsung ở khoản phát triển những công nghệ chip tân tiến nhất hiện nay, và đây cũng là 2 nhân vật mà các “ông hoàng” khác như Apple hay Qualcomm tìm đến để ký hợp đồng đặt hàng. TSMC hiện là nhà cung cấp độc quyền các nhân của vi xử lý cho iPhone, còn Qualcomm thì phải phụ thuộc vào Samsung để làm những mẫu chip flagship mới.
Ông Chang cũng đưa ra nhận định iPhone X là một sản phẩm xuất sắc, trên cả tuyệt vời chỉ 1 ngày sau khi thiết bị này chính thức được đưa lên kệ.
“Cựu binh” ngành công nghiệp chip Đài Loan cũng tỏ ra rất hào hứng và lạc quan trước sự phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo trên các smartphone hiện nay. Ông cũng dự đoán các tính năng liên quan đến AI trên điện thoại cũng sẽ gia tăng một cách mạnh mẽ trong thời gian tới.
“TSMC chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ điều đó,” trích lời ông Chang.
“Các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo cũng có thể bao gồm cả y tế, ví dụ như chúng có thể thông báo cho chúng ta biết trước về những cơn đột quỵ hay các căn bệnh khác.
TSMC sẽ tập trung nguồn nhân lực vào việc nghiên cứu và phát triển và sẽ nỗ lực hết mình để cống hiến cho lĩnh vực AI. “
Khi phát biểu tại sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập công ty TSMC, Giám đốc tác nghiệp của Quả táo cắn dở, ông Jeff Williams đã nói rằng trí tuệ nhân tạo sẽ là một tính năng trọng yếu của các thiết bị Apple, bao gồm cả iPhone lẫn Apple Watch, và chúng sẽ đóng vai trò trọng yếu trong cuộc cách mạng về y học bằng cách trợ giúp các bác sỹ làm tốt công việc của họ hơn: đó chính là chẩn đoán bệnh tình và cứu người.
Theo Nikkei
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"