Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo

    M.Đức,  

    Chụp phong cảnh, đường phố và siêu cận macro chỉ với 1 ống kính? Chắc chắn ta sẽ phải đánh đổi một điều gì đó!

    Để tiếp nối những sản phẩm được đánh giá rất cao của mình dành cho hệ thống máy ảnh Sony E-Mount, hãng ống kính Tamron mới đây đã ra mắt những sản phẩm không zoom (Prime) mới, bao gồm các tiêu cự 20, 24 và 35mm. Càng thú vị hơn khi những ống kính này còn có khả năng chụp macro với tỷ lệ 1:2 so với đời thực, giúp ta không chỉ chụp được những bức hình góc rộng mà còn có thể chụp cận cảnh một cách dễ dàng.

    Ngày hôm nay, ta sẽ đập hộp và trải nghiệm để kiểm chứng chất lượng thực tế qua 2 ống kính Tamron 24mm và 35mm f/2.8 Di III OSD M1:2, liệu rằng người dùng có thể 'vứt' được những ống kính góc rộng và macro đắt tiền của Sony để thay thế bằng một trong những ống kính này hay không?

    Đập hộp / Thiết kế

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 1.

    Hộp của bộ đôi ống kính này vuông vức và có tông màu trắng giống với những ống kính E-mount thế hệ mới cùng hãng.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 2.

    Thứ đầu tiên ta tìm thấy trong hộp là những miếng che nắng (hood), bên phải là của ống kính 24mm và bên trái là của ống kính 35mm.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 3.

    Đây là những sản phẩm của chúng ta ngày hôm nay.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 4.

    Nắp sau của ống kính từ Tamron rất là dày!

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 5.

    Ta có thể thấy được độ dày này khi so với nắp chính hãng Sony.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 6.

    Cả 2 đều có đường kính mặt trước là φ67mm, nên có thể sử dụng chung nắp trước và các loại kính lọc. Nắp của ống kính Tamron có phần nắm tay giữa, nên ta có thể tháo một cách dễ dàng kể cả khi đang lắp chắn nắng.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 7.

    Nếu như không có những chữ in trên thân ống kính, ta sẽ khó lòng biết được đâu là ống 35mm và đâu là 24mm, vì chúng được thiết kế hoàn toàn giống nhau! Cả 2 được hãng giới thiệu là làm bằng hợp kim, nhưng cầm trên tay thì khá nhẹ và theo tôi thì hoàn thiện không cao bằng những ống kính Sony.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 8.

    Đây là 2 ống kính sau khi được lắp chắn nắng. Chắn dành cho sản phẩm 35mm được cắt hình chữ nhật nhìn khá là hay, và cũng có rãnh để ta lắp nắp ở phía trên. Chắn nắng của 24mm sẽ sử dụng được với 35mm nhưng ngược lại thì sẽ tạo hiện tượng tối viền, đơn giản vì góc nhìn của ống kính 35mm hẹp hơn!

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 9.

    Khi nhìn vào mặt trước, ta có thể thấy ngay rằng hệ thống thấu kính của cả 2 ống kính Tamron đều được làm thụt vào trong rất sâu.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 10.

    Hãng thiết kế như vậy để thấu kính có khoảng cách di chuyển dài hơn nhằm phục vụ nhu cầu chụp ảnh macro. Việc thấu kính di chuyển nhiều cũng sẽ gây lo ngại về vấn đề bụi lọt vào trong, nhưng ta cũng có thể lắp thêm kính lọc để tránh hiện tượng này xảy ra.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 11.

    Bộ đôi này có thiết kế khá ngắn, nhưng lại to bè hơn so với những ống kính Prime của Sony (28mm và 55mm). Ống kính Zeiss 35mm f/2.8 sẽ có kích thước nhỏ gọn hơn, nhưng sẽ không có khả năng chụp macro như Tamron 35mm!

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 12.

    Ngàm gắn ống kính được hoàn thiện bằng kim loại, nhìn cũng chắc chắn và cho cảm giác gắn vào máy khá chặt.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 13.

    Tại đây ta cũng tìm thấy những gioăng cao su để tránh hiện tượng bụi, nước lọt vào ống kính và máy ảnh. Nhưng gioăng này khá mỏng, nên tôi không chắc rằng ống kính có thể chống nước được 100% hay không!

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 14.

    Sử dụng thực tế

    Bộ đôi ống kính này có khoảng lấy nét khá lớn, từ vô cực tới chụp cận macro 1:2, nên một điều dễ hiểu là tốc độ lấy nét sẽ không nhanh được bằng so với những ống kính góc rộng khác. Với các ống kính macro cũng có khoảng lấy nét lớn như Sony 90mm f/2.8, ta có một nút gạt để giới hạn khoảng lấy nét để tăng tốc độ, nhưng 2 ống kính Tamron thì không có.

    Với những ống kính zoom trước đây, Tamron đã liên tục cập nhật phần mềm để cải thiện vấn đề lấy nét, nên rất mong trong tương lai rất 2 ống kính này cũng nhận được những nâng cấp tương tự.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 15.

    Điều mà ta không thể phàn nàn với những ống kính Tamron thế hệ mới đó là chất lượng quang học. Cả 2 ống kính 24mm và 35mm đều có độ nét rất tốt kể cả khi mở khẩu độ lớn f/2.8, và nét toàn khung ảnh ra tới rìa ở f/4.

    Ống kính Tamron 24mm f/2.8 có màu sắc ảnh trung tính, không bị ngả vàng như chiếc Samyang 24mm f/2.8 trước đây tôi được trải nghiệm. Đây là một ưu điểm lớn vì bản thân những dòng máy ảnh Sony đã đo cân bằng trắng hơi ngả vàng, việc ống kính cho màu sạch sẽ cũng giúp công việc hậu kỳ trở nên đơn giản hơn.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 16.

    Thử chụp ngược sáng để 'soi' viền tím, viền xanh

    Trong những điều kiện ánh sáng khó, Tamron 24mm và 35mm f/2.8 đều có một chút viền xanh (xanh lá cây nhạt), song nằm ở mức rất thấp và có thể sửa được bằng phần mềm. Trong đa phần trường hợp, ảnh cuối cùng sạch sẽ và không gặp các hiện tượng viền.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 17.

    Tamron 24mm f/2.8 có độ méo khá mạnh, nên việc chụp ảnh sản phẩm có những đường thẳng sẽ trở nên khó khăn hơn

    Điểm làm tôi chưa hài lòng với riêng chiếc 24mm f/2.8 đó là tạo ra độ méo của ảnh. Bất kỳ ai cũng biết rằng ống kính góc rộng nào cũng có độ méo nhất định, đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng Tamron 24mm f/2.8 thì méo nhiều hơn so với những ống kính góc rộng khác tôi được thử như Sony 24mm f/1.4 hay Samyang 24mm f/2.8.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 18.

    So sánh góc nhìn của ống kính macro 90mm f/2.8 (phải) và Tamron 24mm f/2.8 trong chụp sản phẩm

    Điều này đồng nghĩa với việc khi chụp ảnh cận cảnh, những sự vật được chụp bằng Tamron 24mm sẽ bị méo, các đường thẳng cũng bị cong nhiều, nên tôi sẽ không sử dụng ống kính này trong nhiếp ảnh sản phẩm, giới hạn việc chụp macro với những vật như hoa lá, thức ăn. Điểm này có thể sửa được phần nào khi Lightroom cập nhật profile sửa ảnh cho ống kính, nhưng với video thì chắc chắn ta sẽ 'bó tay'.

    Hình ảnh chụp từ Tamron 24mm f/2.8

    Ống kính 35mm f/2.8 thì lại có độ méo thấp hơn rất nhiều, nhờ đó mà dễ dàng để chụp được những bức hình 'thẳng thớm' hơn. Những ảnh trong bài mở hộp smartphone Vsmart Active 3 đã được tôi chụp bằng ống kính này.

    Vsmart Active 3 chụp từ ống kính Tamron 35mm f/2.8

    Với ống kính 35mm, ta cũng dễ dàng chụp các bức hình 'xóa phông' hơn nhờ vào tiêu cự dài. Chất lượng bokeh của ống kính cũng không hề tệ chút nào, không có viền cứng hoặc các 'vân hành' xấu xí ở bên trong. Ưu điểm về màu sắc của ống kính Tamron cũng được áp dụng vào đây, khi màu da của người được chụp không bị chuyển thành sắc vàng, ta không phải chỉnh sửa nhiều để có được kết quả ưng ý.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 21.

    Khi sử dụng Tamron 35mm f/2.8 ở thể loại ảnh đời thường, yếu tố vẫn 'kéo chân' người dùng là tốc độ lấy nét. Đôi khi có những khoảnh khắc đẹp, tôi giơ máy chụp nhưng cũng phải đợi ống kính bắt được nét thì mới có hình. Như đã nói ở trên, do có thêm khả năng chụp cận cảnh macro nên Tamron 35mm cũng phải di chuyển hệ thấu kính nhiều hơn, ảnh hưởng ít nhiều tới tốc độ bắt nét.

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 22.

    Vấn đề này có thể giảm thiểu được bằng 2 cách: 1 là sau khi chụp những bức hình macro thì bạn bắt lại nét ở khoảng cách thông thường để ống kính không phải di chuyển quá nhiều, 2 là chuyển qua chế độ lấy nét liên tục AF-C, vì một lý do nào đó mà bộ đôi ống kính Tamron cho tốc độ lấy nét nhanh hơn rất nhiều ở chế độ này thay vì lấy nét 1 lần AF-S. Cũng đã đề cập, trong tương lai Tamron vẫn có thể nâng cấp phần này bằng cập nhật phần mềm.

    Một vài hình ảnh chụp từ Tamron 35mm f/2.8

    Những sản phẩm tuyệt vời khi ta điều chỉnh kỳ vọng

    Với mức giá niêm yết là 9 triệu Đồng cho mỗi sản phẩm, bộ đôi Tamron 24mm và 35mm OSD M1:2 (tin hay không tùy bạn) là những lựa chọn 'giá rẻ' cho hệ thống máy ảnh Sony E-Mount, khi mà những ống kính 24mm, 35mm chính hãng Sony đều có giá bán cao hơn rất nhiều. Và là những lựa chọn 'giá rẻ', cả 2 có những yếu điểm mà người dùng phải chấp nhận như chất lượng hoàn thiện bên ngoài không thực sự cứng cáp, tốc độ lấy nét không nhanh bằng ống kính Sony và độ cong ảnh lớn (với ống kính 24mm).

    Đánh giá ống kính Tamron 35mm và 24mm III OSD M1:2: Giá rẻ, đa dụng nhưng chưa hoàn hảo - Ảnh 24.

    Chính vì vậy những ai đang có ý định sắm những sản phẩm này sẽ phải thực hiện bước điều chỉnh kỳ vọng, chúng sẽ không thể hoàn hảo về tất cả mọi mặt và không thể thay thế hoàn toàn được cả ống kính góc rộng hay macro chuyên dụng, điều đó là không thể. Nhưng với những ai chấp nhận 'xuống tiền' và chấp nhận những yếu điểm thì chắc chắn sẽ không thất vọng về 1 điều quan trọng: chất lượng quang học của bộ đôi ống kính này!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày