Ngư dân chỉ cần lắng tai nghe là biết đàn cá cả triệu con đang tập trung chỗ nào.
Mỗi năm, hơn một triệu con cá Gulf corvina – cá corvina vùng Vịnh bơi về nơi chúng sinh ra, quãng đường ấy đi quan vùng Châu thổ sông Colorado. Loài cá này ngoài biết bơi, chúng còn nổi tiếng là to mồm – theo nghĩa bóng. Âm lượng mà một con cá tạo ra lớn nhất trong số các loài cá, bạn thử tưởng tượng hàng triệu con cá lắm mồm này hợp vào thì khác gì cái chợ cá không.
Một nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng âm lượng mà loài Gulf corvina tạo ra còn có thể khiến cá heo mất thính lực. Tuy nhiên, cả giống loài này đang gặp nguy hiểm chỉ vì chúng to mồm.
Loài Gulf corvina chỉ xuất hiện tại vùng Vịnh Bắc Bộ của California. Mỗi mùa xuân tới, những con cá trưởng thành lại bơi về nơi chúng đã sinh ra để tiến hành giao phối, tạo thành một dòng di cư khổng lồ lên tới vào triệu con. Thói quen tìm bạn tình này có thể tính được theo thủy triều hay chu kỳ của Trăng, vì thế ngư dân có thể đón đầu chúng dẽ dàng.
À quên, còn một điều nữa: chúng tạo ra tiếng động rất lớn, ngư dân có thể tìm tới chính xác địa điểm của chúng để đánh bắt. Trong mùa giao phối, một lần quăng lưới có thể bắt lên được hai tấn cá chri trong vài phút, một "hạm đội" lưới có thể đánh bắt được 5.900 tấn cá – tương đương 2 triệu con corvia – chỉ trong 20 ngày.
Do cái mồm to của chúng mà cả giống loài cá đang đứng trước một tương lai bất định, có thể dẫn đến tuyệt chủng nếu như tình trạng đánh bắt này diễn ra.
Hồi năm 2014, hai nhà khoa học Brad Erisman từ Đại học Texas và Timothy Rowell từ Đại học California – Sand Diego đã dựng lều dọc sông Colorado suốt tháng Ba và tháng Tư để theo dõi xem loài cá này mồm to tới đâu. Họ ước lượng được tiếng động tạo ra bởi một con cá corvina từ khoảng cách một mét có thể cao tới 190 dB.
Tuy vậy, tổng âm lượng phát ra của một đàn cá chỉ có thể cao tới 163 dB.
"Những con cá nhỏ thì tạo ra âm thanh lớn hơn, nhưng do âm thanh bị làn nước hấp thụ", nhà nghiên cứu Rowell giải thích với tạp chí Gizmodo. "Bởi lý do đó, một dàn hợp xướng của cá lại có âm lượng bé hơn một cá thể cá".
Có một điều nên chú ý, đó là độ lớn của âm thanh trong không khí và trong nước lafk hác nhau. Decibel (đề-xi-ben) trong nước được tính với đơn vị uPa – áp lực âm thanh. Để so sánh giữa hai loại decibel thì cần tăng/giảm xấp xỉ 62 dB với lượng đo được. Ví dụ, 200 dB trong nước thì tương được với 138 dB trong không khí.
Theo lời nhà nghiên cứu Rowell, mức âm thanh trong nước lớn hơn trong không khí do nước truyền áp lực âm thanh tốt hơn không khí. Vì thế, trong môi trường nước, tiếng động mà những con cá này phát ra còn to hơn, nhanh hơn và xa hơn trong không khí nữa cơ. Tuy rằng trải nghiệm nghe âm thanh dưới nước và trên cạn không khác nhau là mấy.
Có được phép tính đó, ta có thể so sánh độ to mồm của một con cá corvina tại 177 dB bằng 114 dB trên cạn, tương đương với một buổi hòa nhạc rock. Độ lớn 114 dB cũng chỉ thấp hơn giới hạn chịu đựng của con người có 6 dB mà thôi.
Âm thanh mà những con cá này tạo ra có thể làm điếc tai cá heo và sư tử biển. Vậy mà nghiên cứu cho thấy chúng vẫn tiến hành săn bắt loài cá này, điều đó đã làm các nhà khoa học ngạc nhiên.
Bên cạnh đó, hai nhà khoa học cũng đưa ra lý do tại sao loài cá này lại to mồm đến vậy: đó là vì việc thích nghi trong quá trình tiến hóa đã yêu cầu loài cá này phải ... nói to lên để có thể nghe thấy nhau trong môi trường nhiều tạp âm. Về cơ bản, đây giống với Hiệu ứng Lombard – hiệu ứng chỉ việc bạn cứ bất giác cố nói to lên khi có người khác dang nói to hoặc đang đứng trong một môi trường nhiều ầm ĩ nhiều tiếng động.
Dù ầm ĩ điếc tai nhưng ngư dân lại thích điều này: họ có thể dễ dàng biết được chỗ nào nhiều cá nhất để mà đánh bắt. Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học cũng nói rõ rằng đây không phải lỗi của ngư dân khi đã lợi dụng sự to mồm của cá để đánh bắt cho dễ, cần có những biện pháp khác để bảo tồn số lượng cá đang dần một thu bé lại này.
Tăng giá cá corvine, tạm dừng đánh bắt mỗi lần cá di cư mùa giao phối – cách này do chính các ngư dân đề xuất nhiều năm nay rồi, đó đều là những biện pháp trước mắt mà đơn giản để bảo tồn loài cá mồm to này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4