Đây mới là tương lai của TV: kết hợp sức mạnh phần cứng và phần mềm để tạo ra sự đột phá

    A.D,  

    Mở đầu năm 2018, Samsung tiếp tục là nhà sản xuất đầu tiên đặt nền móng phát triển cho hàng loạt những công nghệ mới mang tính đột phá cho TV.

    Năm nay Samsung tiếp tục nâng cao vị thế của mình bằng những sản phẩm mới được tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu. Mở ra một xu hướng mới về phát triển sản phẩm, không chỉ cho Samsung mà còn cho cả các nhà sản xuất đối thủ.

    Củng cố vị thế ông vua phần cứng

    Đây mới là tương lai của TV: kết hợp sức mạnh phần cứng và phần mềm để tạo ra sự đột phá - Ảnh 1.

    Không giống như những công nghệ cũ như LCD hay LED phải sử dụng đèn nền để chiếu qua các điểm ảnh, công nghệ Micro LED được Samsung trình diễn hoạt động với các điểm ảnh là những đi-ốt có khả năng tự phát sáng mà không cần sử dụng đến đèn nền.

    Cơ chế hoạt động này của Micro LED rất giống với công nghệ OLED. Nhưng Micro LED sử dụng chất liệu vô cơ để cấu thành lên các điểm ảnh thay vì dùng chất liệu hữu cơ vốn gây tốn kém rất nhiều chi phí sản xuất như OLED. Chất liệu vô cơ không chỉ giúp cắt giảm chi phí sản xuất mà còn tăng tuổi thọ cho các điểm ảnh, khắc phục được 2 điểm yếu rất lớn của OLED đã tồn tại từ lâu là chi phí đắt đỏ và độ bền không cao.

    Khả năng kết nối vạn vật IoT

    IoT là viết tắt của cụm từ Internet of Thing có nghĩa là một mạng lưới kết nối vạn vật. Ddự đoán đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet. Thậm chí con số này còn gia tăng nhiều hơn nữa. Bởi trong những năm vừa qua Samsung đã cho thấy sự đầu tư nghiên cứu mạnh mẽ vào khả năng kết nối với vạn trong hệ sinh thái các sản phẩm của mình. Các sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh Samsung luôn nổi trội hơn sản phẩm của đối thủ khi có thể kết nối và điều khiển trên Smartphone.

    Đây mới là tương lai của TV: kết hợp sức mạnh phần cứng và phần mềm để tạo ra sự đột phá - Ảnh 2.

    Năm nay xu hướng IoT sẽ thực sự bùng nổ khi Samsung khẳng định các sản phẩm Smart TV được bán ra sẽ có khả năng điều khiển bằng giọng nói và kết nối tới những các đồ vật khác trong gia đình. TV và các thiết bị gia dụng trong nhà sẽ được kết nối hoạt động thông suốt với nhau dưới một nền tảng điện toán đám mây smartThings. Nền tảng điện toán đám mây mới này cho phép chiếc TV có thể tương tác với nhiều thiết bị gia dụng khác trong nhà để tạo thành một mạng lưới liên kết. Trong khuôn khổ sự kiện CES đang diễn ra tại thành phố Las Vegas, Samsung đã trình diễn khả năng kết nối của chiếc TV kết với tủ lạnh Family Hub. Khi chiếc TV được kết nối với tủ lạnh, bạn có thể xem được lượng thực phẩm trong tủ lạnh, lên thực đơn các bữa ăn, các công thức nấu và nhiều hoạt động khác.

    Với mạng lưới các sản phẩm đa dạng cùng lợi thế về sức mạnh công nghệ, chắc chắn Samsung sẽ tạo ra được một hệ sinh thái IoT lớn bậc nhất thế giới. Mang đếm cho người sử dụng những trải nghiệm sử dụng hoàn toàn khác biệt.

    Phần mềm bảo mật

    Đây mới là tương lai của TV: kết hợp sức mạnh phần cứng và phần mềm để tạo ra sự đột phá - Ảnh 3.

    Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của xu hướng IoT thì các vấn đề bảo mật được các nhà phát triển quan tâm hàng đầu. Cùng với việc trình diễn khả năng kết nối vạn vật IoT trên Smart TV, Samsung cũng đã chính thức công bố giải pháp bảo mật Samsung Knox cho Smart TV. Nhà sản xuất này cho biết họ đã đưa Knox lên TV bằng cách thực hiện phần cứng với cấu trúc bảo mật kết hợp với các tính năng bảo mật phù hợp cho nền tảng TV.

    Công nghệ Samsung Knox được tích hợp vào tất cả dòng sản phẩm Smart TV năm nay nhằm mang lại cho người dùng Smart TV khả năng bảo mật cao nhất. Hệ thống này sẽ tạo ta một bức tường lửa bảo vệ TV trước những tấn công trực tiếp hay gián tiếp từ các hacker, phát hiện và loại bỏ các ứng dụng độc hại có thể đánh cắp dữ liệu quan trọng trong chiếc TV của bạn.

    Với hệ thống bảo mật nâng cao lần đầu có mặt trên TV, Samsung là đơn vị đặt những viên gạch đầu tiên cho việc bảo mật thông tin trên Smart TV. Nhà sản xuất này cũng đã nhận được chứng nhận CC, một hệ thống chứng nhận an toàn công nghệ thông tin được quốc tế công nhận dựa trên đánh giá cấp quốc gia trong ba năm liên tiếp.

    Đây mới là tương lai của TV: kết hợp sức mạnh phần cứng và phần mềm để tạo ra sự đột phá - Ảnh 4.

    Không chỉ trang bị cho những chiếc Smart TV phần mềm bảo mật của riêng của mình. Samsung còn hợp tác với công ty bảo mật McAfee để phát triển một ứng dụng bảo mật mới dành riêng cho TV. Ứng dụng này có tên McAfee Security for TV và được cài đặt sẵn trên tất cả Smart TV Samsung.

    Sự hợp tác này giúp tăng cường khả năng bảo mật gấp hai lần cho Samsung Smart TV. McAfee là một trong những công ty hàng đầu thế giới về bảo mật mạng, cung cấp các dịch vụ bảo mật theo 32 ngôn ngữ khác nhau. Smart TV Samsung là sản phẩm đầu tiên trên thế giới ứng dụng phần mềm bảo mật hàng đầu của công ty an ninh mạng này.

    Đi đầu trong việc tích hợp AI lên TV

    Xu hướng của các thiết bị điện tử ngày nay là sở hữu một trí thông minh linh hoạt nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của người dùng. Không nằm ngoài xu hướng này, Samsung đã đi đầu trong việc đưa trí tuệ nhân tạo AI lên sản phẩm điện tử gia dụng của mình. Trong đó chiếc TV là sản phẩm chiến lược đầu tiên được nhà sản xuất này tích hợp trí tuệ nhân tạo AI.

    Có thể hiểu một cách đơn giản trí tuệ nhân tạo có trong các thiết bị điện tử giống như một ‘’bộ não’’. Bộ não này có khả năng học hỏi tiếp thu những hành vi của con người và để thực hiện các tùy chỉnh thay đổi sao cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, thay vì chỉ được lập trình thực hiện giới hạn trong một khả năng nào đó như trước kia.

    Đây mới là tương lai của TV: kết hợp sức mạnh phần cứng và phần mềm để tạo ra sự đột phá - Ảnh 5.

    AI trên những chiếc TV của Samsung có khả năng nhận biết được chất lượng hình ảnh đầu vào để điều chỉnh sao cho hình ảnh trên chiếc TV hiển thị đến mắt người xem được đẹp nhất. Khi bạn sử dụng một chiếc TV có độ phân giải cao để xem được hình ảnh sắc nét thì phụ thuộc toàn bộ vào chất lượng đầu vào. Nguồn hình ảnh đầu vào phải lớn hơn hoặc bằng độ phân giải của chiếc TV thì hình ảnh hiển thị trên TV mới được đảm bảo, nhưng với điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay thì hầu hết chưa đáp ứng được yêu cầu đó.

    Samsung đã giải quyết được bài toán khó này bằng việc đưa trí thông minh nhân tạo lên những chiếc Smart TV của họ. Bộ não AI trên Smart TV của Samsung đã được trải qua quá trình thu thập, nghiên cứu nguồn cơ sở dữ liệu khổng lồ lên đến hàng triệu video. Điều này giúp nó có thể phân tích chính xác chất lượng video đầu vào. Khi nội dung đầu vào có độ phân giải và chất lượng thấp hơn so với khả năng của chiếc TV. AI sẽ tự động nhận biết và điều chỉnh nâng cao chất lượng hình ảnh bằng các bộ lọc quang học. Quá trình chuyển đổi độ phân giải này được đảm bảo là không gây ảnh hưởng đến màu sắc hiển thị trong video gốc.

    Đây mới là tương lai của TV: kết hợp sức mạnh phần cứng và phần mềm để tạo ra sự đột phá - Ảnh 6.

    Để khẳng định điều này Samsung đã trình diễn khả năng đáp ứng tuyệt vời của chiếc TV QLED Q9S được tích hợp AI. Cũng tại sự kiện CES 2018, chiếc TV Q9S với độ phân giải 8K được cho phát một video 480p. Độ phân giải SD này nhỏ hơn rất rất nhiều so với độ phân giải 8K của chiếc TV nhưng hệ thống phân tích và xử lý hình ảnh đã được AI điều khiển hoạt động nhuần nhuyễn, giúp cho hình ảnh trên màn hình được thể hiện chi tiết. Hiện tượng nhiễu hạt và vỡ hình được giảm thiểu so với chiếc TV 4K bên cạnh. Tốc độ xử lý hình ảnh cũng rất tốt, mọi chuyển động của chiếc ván trượt vẫn được bắt trọn, không gây ra bất kỳ hiệu ứng phụ hay lỗi xé hình nào.

    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ