Mục tiêu của Alibaba là có 2 tỷ khách hàng vào năm 2036, mà tính theo số liệu hiện tại thì cứ 4 người trên trái đất sẽ có một người mua hàng qua Alibaba...
Theo Bloomberg, tham vọng lớn nhất của Jack Ma, ông chủ của Alibaba là đưa tập đoàn này phủ sóng toàn cầu ra toàn cầu. Mục tiêu doanh thu là vượt GDP của nền kinh tế thứ 5 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2036.
Đồng thời, hãng này đặt mục tiêu có 2 tỷ khách hàng, mà nếu tính theo số liệu hiện tại thì cứ 4 người trên trái đất sẽ có một người mua hàng qua Alibaba.
Xuất hiện ở mọi ngóc ngách cuộc sống
Tại Trung Quốc, Alibaba có mặt tại mọi ngóc ngách cuộc sống: mua sắm, tài chính, buôn chuyện qua mạng, giải trí, tin tức, y tế...
Alibaba chiếm tới 10% tổng doanh thu bán lẻ tại Trung Quốc. Đây cũng là công ty đẩy eBay ra khỏi Trung Quốc và thâu tóm hoạt động của Yahoo tại nước này vào năm 2005.
Alibaba.com, cùng với Taobao, AliExpress, 1688.com, TMall.com và Tmall Global là các sàn thương mại điện tử bán đủ thứ hàng hóa giống với mô hình của Amazon tại phương Tây, và thậm chí cũng có chức năng giống của eBay. Trong khi đó, sàn Juhuasuan chuyên bán hàng giảm giá, còn Cainiao là bộ phận vận tải của Alibaba.
Joe Tsai, Phó chủ tịch Alibaba, gọi tập đoàn này là “vườn ươm ý tưởng khổng lồ” với tầm nhìn tương lai như thanh toán nhận diện khuôn mặt, dịch vụ y tế trực tuyến.
Bộ phận mua bán, sáp nhập của tập đoàn này hiện liên tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư, trong đó có việc mua cổ phần tại Snap và Lyft.
Trong mảng truyền thông, Alibaba sở hữu kênh video Youku Tudou (mô hình giống Youtube), Alibaba Music, dịch vụ streaming, truyền Tmall TV (OTT), hãng phim Alibaba Pictures Group và kênh thể thao Ali Sports.
Lấn sân sang thanh toán trực tuyến, Alibaba có Ant Financial, khởi nguồn từ Alipay, kết hợp giữa hệ thống thanh toán trực tuyến và ví diện tử. Dịch vụ này gồm quản lý tài sản, ngân hàng cá nhân, điểm tín dụng và dịch vụ tài chính diện toán đám mây.
Các mảng kinh doanh khác của Alibaba gồm Alibaba Cloud - hãng cung cấp điện toán đám mây công cộng lớn nhất tại Trung Quốc (tương tự của Amazon và Microsoft), sàn quảng cáo và quản lý dữ liệu Alimama.com...
Alibaba chủ trương sử dụng mảng thương mại điện tử để trợ vốn cho mảng kinh doanh mới và xây dựng hệ sinh thái của riêng mình. Và mô hình này đã mang lại kết quả khả quan.
Doanh thu năm tài chính 2016 (tính tới tháng 3/2017) của Alibaba tăng 56% lên 23 tỷ USD, thu nhập ròng là 6 tỷ USD - lớn hơn cả Amazon. Hiện Alibaba có giá trị vốn hóa thị trường đạt 313 tỷ USD.
Dù vậy, thách thức lớn nhất của Alibaba là các mô hình bắt chước tại quê nhà. Các đối thủ như Baidu và Tencent cũng đang dốc sức mở rộng độ phủ ra mọi lĩnh vực.
Tencent hiện chiếm 37% thị phần của thị trường thanh toán di động trị giá 5,5 nghìn tỷ USD của Trung Quốc, còn Alipay chiếm 51%. Cả ba đều đang nhúng tay vào các ứng dụng gọi xe, giao đồ ăn, chia sẻ xe đạp, ứng dụng di động…
Phủ sóng quốc tế
Theo Fortune, tính tới tháng 12/2016, Alibaba có gần 450 triệu khách hàng tại hơn 200 quốc gia trên thế giới.
Ngoài Trung Quốc, Alibaba còn bành trướng ra Đông Nam Á với cổ phần kiểm soát tại Lazada - tập đoàn thương mại điện tử tại Indonesia, liên kết với Ant Financial, sở hữu cổ phần tại hãng thanh toán di động PayTM của Ấn Độ.
Alibaba đã khởi động kế hoạch thương mại không biên giới của mình với một thỏa thuận song phương nhằm giảm bớt lượng hàng hóa do các công ty nhỏ vận chuyển giữa Trung Quốc và Malaysia.
Đây là thương vụ hợp tác giữa chính phủ và tư nhân trong khu vực thương mại số tự do của Malaysia, tập trung vào cơ sở hạ tầng, tài chính và thanh toán điện tử.
Hãng này đang đàm phán để biến Nga thành một trong những thị trường quốc tế lớn nhất của trang thương mại điện tử AliExpress.
Nhằm tăng cường độ phủ trên đất Mỹ, Alibaba cũng có kế hoạch tạo 1 triệu việc làm, cho phép nông dân, thợ may và thậm chí cả thợ làm nến bán hàng trên các sàn thương mại điện tử của mình.
Để củng cố nền tảng công nghệ mang tính sống còn của công ty, hồi tháng 3, ông từng tuyên bố “Chúng tôi sẽ xây dựng một Alibaba sở hữu ‘NASA’”, ám chỉ tới cơ quan vũ trụ của Mỹ nổi tiếng với việc đưa con người lên mặt trăng.
Ông cũng tiết lộ đang ấp ủ một sàn thương mại điện tử giống kiểu Tổ chức Thương mại Thế giới phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tên “e-WTO”.
Để thực hiện các mục tiêu phủ sóng toàn cầu, đồng thời đóng vai trò là đại sứ kinh doanh của Trung Quốc, ông chủ Alibaba, Jack Ma dành nhiều thời gian để gặp gỡ các nhân vật có tầm ảnh hưởng trên thế giới.
Năm 2016, Ma đã dành 800 giờ để gặp gỡ các hoàng tử, tổng thống và thủ tướng cùng nhiều doanh nhân lớn trên thế giới. Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm ngoái tại Hàng Châu, Trung Quốc, ông cũng tiếp đón các nguyên thủ quốc gia nhiều nước như Australia, Canada, Italy...
Đầu năm 2017, Jack Ma là doanh nhân Trung Quốc đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông này đắc cử, một tháng trước khi ông Trump điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4