Để có thêm người dùng, Facebook triển khai dự án mã nguồn mở kết nối cả thế giới lại với nhau
"Ông trùm" mạng xã hội của thế kỷ 21 lại thêm một lần nữa khiến cộng đồng mạng và giới công nghệ trải qua cảm giác háo hức và mong chờ những phát kiến và công nghệ đột phá của mình, góp phần mang đến một diện mạo phát triển toàn diện và tốt đẹp hơn cho thế giới.
- Ngày 6/7/2016 đánh dấu một bước tiến trọng đại của Facebook khi chính thức ra mắt thử nghiệm và triển khai hệ thống truy cập kết nối không dây tân tiến, được áp dụng trên nền tảng mã nguồn mở, chi phí phải chăng đồng thời có thể điều hành qua giao thức phần mềm tiện lợi, có ý nghĩa quan trọng trong việc gắn kết văn hóa của mọi vùng đất trên thế giới với nhau.
- Thiết kế trên đóng vai chủ yếu như một công cụ hỗ trợ đắc lực và cung cấp nhiều lựa chọn hợp lý phục vụ mục đích giao tiếp và truyền tải thông tin, trải dài trên những loại hình đa dạng từ kết nối 2G cho đến LTE. Công nghệ này bao gồm hai phân hệ chính: Hệ thống phát sóng cơ sở và kết quả chung (GBC) đi kèm với nguồn hỗ trợ tích hợp cục bộ; và tần số radio (RF) với những bộ xử lý ngoại vi tương thích.
- Facebook cũng dự kiến sẽ tung ra một nền tảng phần cứng mã nguồn mở mới, gắn liền với những phần mềm quản lý và chương trình cơ sở cần thiết để kích thích các công ty viễn thông, phát triển công nghệ cũng như nghiên cứu tập trung vào đầu tư, triển khai và áp dụng công nghệ không nhờ vào thiết kế của mình.
- Ngoài ra, Facebook đang hướng đến hợp tác cùng các thành viên của Telecom Infra Project (TIP) nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện nên một cộng đồng hoạt động tích cực dựa trên nền tảng kết nối không dây, đồng thời chọn lọc ra những địa điểm tiềm năng cho việc mở rộng và thúc đẩy thêm những khía cạnh khác, phát triển một cách triệt để và toàn diện.
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2015, vẫn còn hơn 4 tỉ người trên thế giới chưa có cơ hội được tiếp xúc với Internet, cũng như 10% dân số thế giới sống ở những vùng ngoài tầm phủ sóng của các loại hình kết nối không dây. Mặc dù thời đại ngày nay gắn liền mật thiết với những bước leo thang đột phá, vượt bậc của ngành công nghệ sản xuất điện thoại di động, đặc biệt là trong 20 năm vừa qua, nhưng sự có mặt của các cơ sở, tổ chức thiết yếu trong việc cung cấp những công cụ kết nối cơ bản hoặc cả những hình thức băng thông truyền dữ liệu nhanh vẫn chưa có điều kiện xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, hãy cùng hợp tác với chúng tôi để khắc phục những hạn chế trên, thực hiện mục tiêu lớn lao liên quan đến một hệ thống kết nối hiệu quả, phổ biến và tiện lợi nhất có thể.
Giới thiệu dự án OpenCellular
Nền tảng dự án được ra mắt vào hôm nay sẽ là tiền đề cho nhiều bước nhảy vọt cách mạng hơn nữa trong tương lai. Những nhân tố đi kèm như hệ thống quản lý chương trình, thiết kế phần cứng, tần số phát sóng, bộ khuếch đại/ lọc dữ liệu và các thiết bị anten cũng sẽ luôn được sát sao trong quá trình thực hiện.
Một trong những lý do chính yếu tác động tiêu cực và kìm hãm sự phát triển của loại hình phủ sóng không dây này đó là những nhược điểm cố hữu từ xưa đến nay: Cơ sở vật chất cần để xây dựng thường hao tốn nhiều tiền của và nhân lực, từ đó khiến cho các công ty bị kìm chân trong công cuộc mở rộng mạng lưới đến những nhà phân phối nhỏ lẻ, dẫn đến việc không thể cung cấp toàn bộ mọi điều kiện và tính năng cho cả những khu vực xa xôi.
Thông thường, chi phí dành cho khía cạnh xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ hệ thống (đất đai, nhà cửa, an ninh, năng lượng, vận chuyển) sẽ lớn hơn nhiều so với số tiền bỏ ra cho các điểm truy cập trực thuộc mạng lưới. Do đó, một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là giảm thiểu hao tốn về giá thành đi kèm với những loại hình thiết kế và kiến trúc như trên.
Nếu dự án thành công tốt đẹp, nó sẽ mở ra một chân trời mới về lĩnh vực tối ưu hóa những đột phá tiếp theo nhằm thúc đẩy hiệu năng và giảm thiểu chi phí cho các nhà đầu tư cũng như quản lý trong việc bao phủ, triển khai mạng lưới đến cả những vùng đất ít được biết đến.
Thiết kế ban đầu
Chúng tôi đã đưa vào áp dụng một nền tảng có khả năng hỗ trợ hầu hết mọi hình thức tiêu chuẩn kết nối không dây hiện nay, từ 2G, LTE cho tới các điểm truy cập Wi-Fi. Bất cứ ai cũng có thể điều chỉnh và tùy biến những tính năng cần thiết, phù hợp cũng như cài đặt hệ thống tương thích với nhu cầu trải dài trên mọi vùng miền, không kể thành thị hay nông thôn. Chẳng hạn, dựa trên những cơ sở có sẵn và khả năng lưu trữ dữ liệu, một hệ thống có thể được điều chỉnh để đóng vai trò như điểm kết nối cục bộ, giúp truy cập và truyền tải thông tin hiệu quả.
Dưới đây là những yếu tố cơ bản cấu thành nên công nghệ trên:
- Thiết kế mô-đun có khả năng lắp ráp tháo rời - cho phép nâng cấp, can thiệp và hỗ trợ thêm nhiều loại hình kết nối không dây trong tương lai.
- Nhiều giải pháp áp dụng được tính toán sẵn dành riêng cho từng khu vực với mật độ dân số khác nhau.
- Vốn đầu tư ban đầu và chi phí điều hành thấp - cung cấp nhiều cơ hội phát triển và mở rộng kinh doanh.
- Quy trình lắp đặt và triển khai được đơn giản hóa - giảm thiểu hơn nữa chi phí phát sinh.
- Tận dụng triệt để những cơ sở hạ tầng vốn có tại các khu vực trực thuộc từng địa phương - tối ưu hóa hiệu quả và giảm hao tốn chi phí.
- Hỗ trợ sản xuất và cung cấp cục bộ - thúc đẩy những doanh nghiệp mới cũng như có sẵn trong quá trình áp dụng công nghệ.
Chi tiết phần cứng
Về cơ bản, chúng tôi dự định những thành phần quan trọng và thiết yếu (như các linh kiện lắp đặt và tần số radio) được phát triển và phổ biến rộng rãi hết sức có thể, tất nhiên phải đi kèm và đảm bảo các yếu tố khác như hiệu năng vượt trội, chi phí phải chăng, và xuất phát từ những nguồn lực địa phương (nếu có thể). Nền tảng chính được cấu tạo từ hai khía cạnh chi tiết như sau:
1. Hệ thống phát sóng cơ sở (GBC): GBC thực chất bao gồm cả những góc độ liên quan tới năng lượng, khả năng kiểm soát cục bộ, bộ vi xử lý, căn chỉnh và đồng bộ, cảm biến và cơ chế điều hành. Những nguồn cung cấp năng lượng chính có thể được áp dụng qua hình thức ethernet (PoE), năng lượng mặt trời, dòng điện một chiều, các nguồn pin hỗ trợ ngoài (acid chì) hoặc trong (lithium-ion). Những yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, điện áp sẽ được phụ trách bởi cảm biến chuyên biệt.
2. Bộ xử lý radio ngoại vi: Có rất nhiều lựa chọn được đưa ra dựa trên những hệ thống radio được điều hành qua phần mềm (SDR) hoặc chip vi mạch (SoC). Cả hai loại hình trên đều tương thích với nhiều hình thức kết nối không dây mở rộng hoặc các tụ điểm dành riêng cho mục đích thương mại. Hiện có hai cấu hình tinh chỉnh được hỗ trợ: mạng lưới cục bộ (khi card con được tích hợp với hệ thống GBC); và điểm truy cập thay thế (khi card con làm nhiệm vụ tự điều hành - chỉ áp dụng cho loại hình SoC).
Thiết kế công nghiệp và cơ khí máy móc
Để đảm bảo những thiết bị phụ trách có khả năng chịu đựng được những trường hợp và điều kiện khắc nghiệt nhất trên thế giới, tối ưu hóa hiệu quả và tính linh hoạt trong quá trình triển khai và phát triển công nghệ, chúng tôi hiện đang tích cực hoàn thiện những giải pháp triệt để và hữu dụng nhất nhằm xử lý tác động của thời tiết như sức gió, nhiệt độ, và khí hậu thất thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mọi công cụ và hình thức truyền thông. Ngoài ra, những thiết bị cần thiết cũng được cho là có thể dễ dàng lắp đặt bởi một cá nhân, với độ cao được khuyến nghị ở mức vài mét hoặc ngang bằng với tán cây hay tòa nhà thông thường.
Thiết kế phần cứng, như đã đề cập, sẽ được đơn giản hóa để khích lệ mọi người ủng hộ sự phát triển của nền tảng này. Trước đây, do không nhận thức đúng nên nhiều người đã không nhận ra rằng việc tự lắp đặt một thiết bị kết nối không chỉ hoàn toàn trong tầm tay mà còn không yêu cầu bất kỳ kiến thức chuyên môn cao siêu nào cả.
Chi tiết phần mềm
Đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru và hiệu quả, không gặp sự cố gián đoạn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi triển khai ở những địa phương hẻo lánh xa xôi, nơi ít được diện kiến sự có mặt các chuyên gia. Vì vậy, đội ngũ phát triển đang gấp rút hoàn thiện và cải tiến một hệ thống điều hành theo thời gian thực, hoạt động trên mã nguồn mở, với tính năng hỗ trợ giám sát, quản lý từ xa. Hơn nữa, cơ chế tự tinh chỉnh hoặc tự đưa ra cảnh báo khi phát hiện sự cố ngoài khả năng cũng sẽ được kích hoạt.
Dự kiến công nghệ này sẽ sớm được áp dụng lần đầu tiên vào mùa hè năm nay, nhưng tất nhiên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố bên ngoài đến từ sự ủng hộ của cộng đồng, chung tay góp sức phát triển nên một nền tảng toàn diện.
Thử nghiệm dự án OpenCellular
Hiện tại, hệ thống trên đã và đang được chạy thử trong phòng nghiên cứu tại trụ sở chính của Facebook, kết hợp cùng nhiều đối tác sản xuất thiết bị và thiết kế gốc (OEM/ODM) trong công cuộc hoàn thiện và nâng cấp cũng như đưa OpenCellular trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Tính tới nay, đội ngũ nghiên cứu đã có thể gửi và nhận tin nhắn SMS, thực hiện các cuộc gọi thoại, và sử dụng kết nối dữ liệu cơ bản dưới hình thức 2G. Những động thái tiếp theo liên quan đến sự trợ giúp của các thành viên TIP sẽ chọn lọc ra địa điểm thử nghiệm thực tế để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, chức năng và xử lý của phần cứng sẽ hoạt động hiệu quả.
Trên đây mới chỉ là nguyên mẫu đầu tiên của OpenCellular. Chắc chắn chúng tôi sẽ còn tiếp tục phát triển và cải thiện nền tảng này hơn nữa để cho ra mắt một sản phẩm toàn diện, tối ưu về mọi mặt. Bên cạnh đó, mọi phản hồi và ý kiến đóng góp từ cộng đồng người dùng sẽ luôn luôn được hoan nghênh và chào đón, hoặc thậm chí các bạn cũng có thể nắm trong tay cơ hội được hợp tác và làm việc trực tiếp với chúng tôi, bằng cách đề xuất những ứng dụng, công nghệ mới có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Về phần TIP, họ cũng sẽ phụ trách và đóng vai trò rất lớn trong việc đưa OpenCellular trở thành nền tảng được phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới, qua đó mỗi người đều có cơ hội được hưởng những lợi ích thiết thực từ công nghệ này. Đó vốn cũng chính là mục đích cao cả ban đầu mà đội ngũ phát triển chúng tôi luôn hướng đến.
Nếu quý độc giả có bất kỳ thắc mắc, nhu cầu nào muốn tìm hiểu thêm về OpenCellular, đừng ngần ngại mà hãy gửi ngay thông tin về cho chúng tôi tại địa chỉ opencellular@fb.com. Mọi ý tưởng và suy nghĩ của bạn đều có thể trở thành một sáng kiến đột phá góp phần vào quá trình phát triển kết nối toàn cầu. Và đây cũng mới chỉ là những bước đi đầu tiên của chúng ta trong hành trình dẫn đến công nghệ của tương lai mà thôi.
Tham khảo: code.facebook.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4