Nếu trong nhà có chiếc tủ lạnh hoạt động không cần điện như thế này, bạn sẽ chẳng còn phải “đau đầu” mỗi khi nhìn vào hóa đơn tiền điện nữa.
- Giá lắp điện mặt trời cho hộ gia đình đang ngày càng rẻ nhưng có thực sự đáng tiền đầu tư?
- Chuyển từ xe máy xăng sang xe máy điện, ‘thượng đế’ Việt Nam sẽ hời cả núi tiền như thế nào?
- Biến chiếc BMW cà tàng thành xe điện, chàng kĩ sư 27 tuổi thôi việc ở Tesla chứng minh cho thế giới thấy: Làm xe điện không cần nhiều tiền như Elon Musk
Tủ lạnh không cần điện: Không phải chuyện viễn tưởng nhưng nay đã có thật ngoài đời
Tủ lạnh Groundfridge
Chiếc tủ lạnh đặc biệt này được thiết kế riêng cho những nhà có sân vườn. Nó sẽ được đặt dưới lòng đất như 1 hầm ngầm, có cửa thông lên mặt đất. Tủ có thể duy trì nhiệt độ quanh năm ổn định ở mức 10 - 12 độ C. Đây là nhiệt độ phù hợp để bảo quản các loại rau củ quả, rượu hoặc phô mai.

Được biết, 1 Groundfridge có sức chứa bằng 20 chiếc tủ lạnh lớn, có khả năng duy trì nhiệt độ ở mức bình ổn bất chấp nhiệt độ ngoài trời ra sao. Dung tích chứa của sản phẩm này lên tới 3.000L.

Trong tủ có các cảm biến nhỏ giúp truyền tín hiệu tới smartphone để báo cho người dùng biết nhiệt độ trong tủ vẫn ở mức an toàn (từ 7 - 15 độ C). Vỏ tủ lạnh được làm từ chất liệu cứng cáp, bền bỉ, chống ăn mòn và có khả năng cách nhiệt tốt.
Tủ lạnh Fenik Yuma 60L
Bên cạnh khả năng hoạt động mà không cần điện, sản phẩm này còn gây ấn tượng về trọng lượng siêu nhẹ và khả năng gấp gọn tiện lợi. Tủ lạnh Fenik Yuma chỉ nặng 2,3 kg, có thể gấp gọn để di chuyển và chỉ mất 30 giây để mở ra.

Với cơ chế giữ lạnh nhờ vào nước, chiếc tủ này có thể giữ trái cây tươi trong vòng 5 ngày (tuy nhiên không ướp được đồ uống mát lạnh như tủ lạnh thông thường). Lớp vỏ ngoài của tủ lạnh Yuma làm từ vải PhaseTek, có chức năng giống như... da người. Các thực phẩm bên trong sẽ được chứa trong lớp nhựa an toàn cho sức khỏe. Giữa 2 lớp chất liệu này có 1 khoảng trống - nơi bạn cần đổ nước vào để giúp tủ lạnh hoạt động.

Theo các nhà sáng chế, nếu nhiệt độ ngoài trời là 32 độ C thì bên trong tủ lạnh Yuma chỉ có 18 độ C mà thôi.
Tủ lạnh "sa mạc" Zeer Pot
Chiếc tủ lạnh đơn giản này là phát minh của giáo sư Mohammed (người Nigeria). Tủ lạnh bao gồm hai chậu đất sét, có cùng hình dạng nhưng khác kích cỡ. 2 chậu này được đặt lồng vào nhau, người dùng cần lấp đầy cát ẩm vào không gian giữa hai chậu.

Thực phẩm đặt bên trong chậu được đậy nắp hoặc che kín bằng 1 miếng vải ướt. Sau đó, tủ phải được đặt ở nơi khô ráo và thông thoáng. Khi hơi ẩm từ cát bay hơi, nó sẽ làm giảm nhiệt độ bên trong chậu, từ đó làm mát không gian chứa bên trong giúp giữ rau củ tươi lâu. Để tủ hoạt động, bạn cần thêm độ ẩm cho cát 2 lần/ngày.

Theo tờ Science in Africa, mỗi chiếc Zeer Pot có thể chứa 12kg rau củ, thời gian giữ tươi lên đến 20 ngày. Do thiết kế đơn giản nên giá thành của 1 chiếc Zeer Pot rất rẻ. Chậu nhỏ có giá chỉ từ 2 USD (46.000 đồng), chậu to chỉ từ 4 USD (92.000 đồng).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
-
Bóng ma của Internet Explorer sẽ ám ảnh Internet trong nhiều năm
Trình duyệt huyền thoại của Microsoft có thể đã chết, nhưng tàn tích của nó chưa biến mất.
-
Công nghệ nano thời La Mã cổ đại: Bí ẩn về chiếc cốc Lycurgus