Điện thoại hết pin - Đừng lo, chỉ cần... đi tiểu!

    NPQM,  

    Liệu đây có thể trở thành công nghệ sạc pin tiềm năng của các thiết bị di động trong tương lai hay không?

    Những dụng cụ và thiết bị sạc điện thoại sẽ sớm trở thành một ký ức hoài cổ của quá khứ khi tới nay các nhà khoa học tại Anh Quốc đã phát minh ra một phương pháp mới có khả năng giúp thời lượng pin của chúng ta luôn đầy ắp chỉ nhờ vào việc... đi tiểu. Mặc dù cốt lõi của vấn đề vốn đã từng được nhắc đến trước đây, rằng nước tiểu có thể được khai thác để sản sinh ra năng lượng phục vụ đời sống, nhưng đây mới thật sự là lần đầu tiên giới khoa học có thể tìm ra cách cứu vãn cho chiếc điện thoại đang "thoi thóp" của bạn chỉ bằng một lần "giải quyết nỗi buồn" tại WC.

    Cụ thể, để hoàn toàn lấp đầy dung lượng của một cục pin rỗng thông thường sẽ cần đến 4,2l nước tiểu, nhiều hơn đáng kể so với khả năng của một người bình thường dù có cố gắng đến mấy đi nữa (tất nhiên chỉ là chuyện nhỏ đối với một con voi). Tuy nhiên, theo thống kê từ thời báo Applied Energy, tác giả đã đưa ra bằng chứng chi tiết và ghi chép về việc giữ một chiếc Samsung Galaxy được "no nê" với đủ năng lượng để duy trì thời lượng đàm thoại lên đến 3 tiếng đồng hồ với mỗi lần sạc 6 tiếng, chỉ cần đến 600ml nước tiểu.

    Để có thể hiện thực hóa kết quả trên, các nhà nghiên cứu sử dụng các pin năng lượng có nguồn gốc từ vi khuẩn, có khả năng khai thác và tận dụng các loại vi sinh vật tương thích trong quá trình hô hấp kị khí, sau đó tạo ra một dòng xoay chuyển electron giữa hai điện cực, được biết đến như a-nốt và ca-tốt. Nước tiểu đóng vai trò là chất amonium trong phương trình phản ứng hóa học, là điều kiện cần và đủ để những vi khuẩn tồn tại.

    Chỉ với hình thức sắp xếp 6 pin năng lượng chồng lên nhau, nhóm nghiên cứu đã có thể khuếch đại điện áp và dòng điện thông qua quy trình trên, từ đó dẫn đến hiệu suất năng lượng tăng lên đáng kể, mang lại nhiều kết quả hứa hẹn và tích cực. Cuối cùng, họ hy vọng một ngày nào đó sẽ phát triển và cải thiện công nghệ này một cách toàn diện nhất để phổ biến và mở rộng quy mô ứng dụng lên toàn thế giới, đặc biệt là những nơi khan hiếm về năng lượng.

    Tham khảo: Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày