Cận cảnh Oukitel K10000 - Viên pin dự phòng có chức năng gọi điện, nấu được cả lẩu

    PAV,  

    Nếu nhìn vào Oukitel K10000, chúng ta sẽ không dám gọi smartphone là điện thoại "di động".

    Từng gây sóng gió trên thị trường cách đây khoảng 2 tháng, Oukitel K10000 được nhiều người dùng biết tới nhờ sở hữu viên pin ngoài sức tưởng tượng, 10000 mAh.

    Vốn là 1 hãng điện thoại không có tên tuổi lớn trên thị trường quốc tế, nhưng hướng làm thương hiệu bằng cách đẩy cái gì đó quá mức cho phép khiến cho cái tên Oukitel ngày càng xuất hiện nhiều hơn không phải vì đó là 1 sự lựa chọn tốt, mà đơn giản là một lựa chọn lạ, độc, dị thường.

     

     Hộp đựng và phụ kiện của máy.

    Hộp đựng và phụ kiện của máy.

    Chúng tôi đã có cơ hội cầm trong tay 1 chiếc Oukitel K10000 với thiết kế khá bắt mắt và sở hữu pin dung lượng cao nhất trên thị trường nhưng đánh đổi lại là độ dày tính bằng xen-ti-mét.

    Thiết kế sang trọng, lịch lãm, nhưng...

    Nếu nhìn cận cảnh vào những góc cạnh của Oukitel K10000 không ai có thể nói rằng thiết kế của nó không đẹp. Thứ nhất là bởi K10000 không có sự học tập hay bắt chước bất cứ hãng điện thoại nào đang có trên thị trường. Thứ 2 là chất liệu làm vỏ máy hoàn toàn bằng thép cứng cáp chắc chắn và rất đầm tay.

     

    Tuy nhiên, đẹp hoàn hảo ở từng góc nhỏ không có nghĩa là thiết kế tổng quan của Oukitel hợp lý. Vấn đề lớn chính là ở độ dày. Với bề dày lên tới gần 1 xen-ti-met, điều chúng tôi nghĩ tới trước tiên về K10000 đó là nó giống một viên pin sạc dự phòng có chức năng nghe gọi hơn là 1 chiếc smartphone pin trâu.

     Độ dày chết người của K10000.

    Độ dày "chết người" của K10000.

    Tính năng nổi bật

    Như thông thường, sau khi nói về thiết kế chúng ta sẽ tiếp tục đánh giá về phần mềm, về màn hình và camera. Nhưng với 1 viên pin sạc dự phòng thì thời gian sạc và dòng điện ra vào mới là điều đáng quan tâm.

     Cáp OTG dùng để chuyển đầu Micro USB đực sang USB cái.

    Cáp OTG dùng để chuyển đầu Micro USB đực sang USB cái.

    Vốn sinh ra để làm sạc dự phòng nên kèm theo máy chúng ta sẽ có thêm 1 đoạn cáp OTG dùng để hút điện ngược trở ra theo đường micro USB trên máy.

    Điều quan tâm thứ 2 về pin sạc khi nó có dung lượng lớn đó là thời gian sạc đầy trở lại. Hãy thử nhớ lại viên pin sạc dự phòng xiaomi 10400 mAh từng gây sốt năm ngoái nhưng vẫn bị người dùng chê vì phải sạc từ 6 tới 10 tiếng mới đầy.

    Rất may, Oukitel có tính tới cái này nên bộ sạc kèm theo máy có trang bị công nghệ sạc nhanh (không rõ là gì) nhưng nó cho dòng ra là 2A ở điện thế tối đa 9V kém hơn Quickcharge 2.0 (12V) một chút.

    Hợp làm điện thoại bàn

    Và theo quảng cáo thì bộ sạc nói trên chỉ mất khoảng 3,5 giờ đồng hồ để làm đầy lại viên pin của máy giúp máy hoạt động bình thường khoản 7 đến 10 ngày, điều chỉ có dump phone thế kỉ trước làm được.

     Ngoài nặng và dày quá mức cho phép thì Oukitel K10000 quá ổn về ngoại hình.

    Ngoài nặng và dày quá mức cho phép thì Oukitel K10000 quá ổn về ngoại hình.

    Thậm chí, hãng này còn xây dựng 1 biện pháp quảng cáo có 1 không 2 đó là sử dụng nguồn điện từ 10 chiếc K10000 để... nấu 1 nồi lẩu 3 người ăn để minh chứng cho sức mạnh kinh người của Oukitel.

    Xem nấu sôi 1 nồi lẩu bằng smartphone.

    Nói chung là với thời lượng sử dụng và trọng lượng như thế này, hãy nghĩ tới việc dùng Oukitel K10000 làm điện thoại bàn để tránh bị người khác "tiện tay bỏ túi".

    Không muốn dùng làm điện thoại bàn có thể dùng làm bộ phát Wifi

    Một sức mạnh tuyệt vời khác mà ít ai để ý đó là sản phẩm này hỗ trợ cả băng tần 4G nhưng là FDD - LTE nên chưa rõ có thể sử dụng được với 4G sắp tới ở Việt Nam hay không nhưng với viên pin 10k, nếu không muốn là điện thoại người dùng có thể mang nó ra làm 1 chiếc Wifi Hotspot tốc độ siêu nhanh. Âu cũng là một cách sử dụng hợp lý cho chiếc điện thoại trị giá gần 5 triệu đồng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ