Điều gì sẽ xảy ra nếu Apple thua kiện tại Toà án tối cao vì những cáo buộc liên quan đến thế độc quyền của App Store?
Apple đang bị kiện tại Toà án tối cao vì App Store dường như đang nắm một thế độc quyền.
Vào đầu tuần này, Toà án tối cao đã chính thức nhận vụ kiện chống độc quyền với tên gọi Apple v. Pepper. Toà án sẽ quyết định xem liệu người dùng iPhone có thể kiện Apple vì đã khoá hệ sinh thái iOS hay không. Theo nguyên đơn, hành vi này của Apple là đang tạo ra một thế độc quyền và chống lại sự cạnh tranh công bằng.
Apple v. Pepper về mặt lý thuyết có thể ảnh hưởng đến cách mà những công ty công nghệ đang xây dựng những bức tường rào xung quanh hệ sinh thái của họ. Mặc dù Toà án tối cao sẽ không đi sâu vào vấn đề đó, quyết định của họ có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của người dùng với tất cả các nền tảng kỹ thuật số hiện có.
Apple v. Pepper là vụ kiện như thế nào?
Apple Inc. v. Robert Pepper là một trong những vụ kiện mới đây nhất liên quan đến App Store của Apple. Một nhóm người mua iPhone cáo buộc rằng Apple đã khoá chặt hệ sinh thái sản phẩm, và điều này đã thổi phồng giá của các ứng dụng vì tất cả các nhà phát triển đều phải thông qua một cửa hàng duy nhất, mà cửa hàng này lại lấy đi một phần trong doanh thu của họ. Những người mua tranh luẩn ằng Apple đã thiết lập một thế độc quyền bất hợp pháp thông qua những ứng dụng iOS, và họ yêu cầu toà án phải bắt Apple phải cho phép các ứng dụng iOS từ bên thứ ba. Ngoài ra, Apple sẽ phải trả tiền bồi thường cho tất cả những người dùng iOS mà đã bị tính phí cao trong quá khứ.
Apple v. Pepper bắt đầu tư năm 2011. Robert Pepper và 3 chủ sở hữu iPhone khác đã cáo buộc rằng Apple đã kiềm chế sự cạnh tranh và tăng giá iPhone bằng cách không có phép các ứng dụng bên thứ ba được chạy trên iPhone, và do Apple kí kết thoả thuận độc quyền dài 5 năm với AT&T. Toà án đã bác bỏ cáo buộc thứ hai vào năm 2013. Kể từ đó đến nay, vụ kiện tập thể này chỉ tập trung chủ yếu vào App Store.
Vào năm 2014, Apple đã thắng, và khiếu nại đã bị bác bỏ. Tuy nhiên, Toà án phúc thẩm thứ chín đã đảo ngược quyết định đó vào đầu năm 2017, và cho phép vụ kiện này được tiếp tục. Hiện tại, Apple đang kiến nghị Toà án tối cao để bác bỏ vụ kiện này một lần nữa.
Tranh cãi thực sự ở đây là gì?
Tranh chấp trong vụ kiện này thực chất rất đơn giản: Apple chỉ cho phép người dùng iOS tải ứng dụng thông qua App Store của họ. Bất cứ các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba nào cũng đều chỉ chạy được nếu như người dùng jailbreak máy của họ, và điều này sẽ huỷ hạn bảo hành của sản phẩm. Apple cũng được nhận 30% hoa hồng từ những ứng dụng được bán ra thông qua App Store. Khiếu nại của Pepper cho rằng các nhà phát triển ứng dụng đang bắt người dùng phải trả số tiền hoa hồng này.
Khiếu nại cho biết những người sử dụng iPhone đã phải tốn đến hàng trăm triệu USD cho các ứng dụng trên App Store, và số tiền bỏ ra sẽ ít đi nếu như người dùng bỏ tiền ra mua ứng dụng trong một thị trường cạnh tranh hơn.
Có nhiều ví dụ thực tế về hành vi bắt khách hàng phải trả chi phí hoa hồng, ví dụ như Spotify đã từng bắt người đăng kí trên iTunes phải trả phí cao hơn, trước khi vô hiệu hoá tuỳ chọn thanh toán này.
Apple phủ nhận các cáo buộc về việc họ thắt chặt hệ sinh thái để tạo ra thế độc quyền. Apple cho rằng người dùng có thể mua ứng dụng từ các nền tảng khác, và nếu xét theo phương diện đó, việc mở cửa App Store vào năm 2008 đã mở ra nhiều cơ hội cạnh tranh mới.
Tuy nhiên, toà án vẫn chưa đưa ra quyết định của họ về lập luận này. Thay vì làm điều đó, họ còn đang tập trung vào việc liệu người dùng iPhone có thể kiện Apple được hay không.
Vào năm 1977, Toà án tối cao đã thiết lập một học thuyết nói rằng "những người mua gián tiếP' không thể kiện một công ty vì những thiệt hại chống độc quyền. Trong vụ kiện của Pepper, Apple có thể được coi là đang gián tiếp bán ứng dụng iOS cho người dùng. Apple cũng nói rằng người dùng iOS đang mua ứng dụng từ các nhà phát triển, những người mà đang mua dịch vụ phân phối phần mềm của Apple. Vì thế, những nhà phát triển mới là người mua trực tiếp của Apple và cũng là người duy nhất có quyền kiện Apple.
Nếu Apple có thể thuyết phục Toà án tối cao rằng điều này là đúng, họ sẽ không cần phải lo lắng về những câu hỏi xoay quanh thế độc quyền. Mặc dù các nhà phát triển hoàn toàn có thể kiện Apple, họ thường muốn "dĩ hoà vi quý" với Apple vì họ trực tiếp hưởng lợi từ hệ thống hiện tại của Apple.
Vậy Apple có đang bán ứng dụng cho người dùng hay không?
Câu trả lời là: Có. Toà án phúc thẩm thứ chín đã bỏ qua lập luận của Apple. Họ đã phán quyết rằng bất kể người phát triển ứng dụng hay ra giá cho ứng dụng là ai, Apple đang hoạt động với tư cách là một nhà phân phối, và điều này đã tạo ra một mối quan hệ trực tiếp với khách hàng của họ.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Apple thua kiện?
Trước mắt, chưa có gì sẽ xảy ra cả. Nếu toà án phán quyết rằng Apple có thế độc quyền bất hợp pháp, họ có thể yêu cầu Apple phải trả hàng trăm triệu USD hoặc thay đổi mô hình App Store.
Tuy nhiên, quyết định của Toà án tối cao cũng có thể ảnh hưởng đến quyền lực của người tiêu dùng với những nền tảng kỹ thuật số. Vào năm 1988, một phán quyết của toà đã bác bỏ một vụ kiện của những người đi coi hoà nhạc. Những người này đã kiện trang bán vé Ticketmaster vì trang này đã đẩy giá vé xem hoà nhạc. Tuy nhiên, toà án phán quyết rằng trang này chỉ bán dịch vụ phân phối cho các tụ điểm hoà nhạc chứ không trực tiếp bán vé. Nếu như phán quyết của Toà án tối cao thiên về phía người dùng, những cửa hàng online khác, hay như trang tin Reuters gọi là "những người thu phí," sẽ phải có trách nhiệm hơn với người dùng.
Tham khảo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"