Các mẹo tăng tuổi thọ cho SSD có đúng trong mọi trường hợp?

    SPIDEY,  

    (GenK.vn) - Tắt Hibernate, tắt Page File, cập nhật firmware,... là những giải pháp giúp tối ưu SSD. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp không ít rắc rối có liên quan đến những giải pháp này. Bài viết này sẽ giúp bạn lưu ý và tránh được những rắc rối này.

    Với ưu điểm tốc độ cực nhanh, SSD là lựa chọn tốt nhất để nâng cấp máy tính. Do cấu tạo từ các chip nhớ nên tuổi thọ SSD phụ thuộc rất nhiều vào tỉ lệ chịu ghi của các chip nhớ này. Bạn lên mạng và tìm được những giải pháp để tối ưu và cải thiện tuổi thọ SSD như không giải phân mảnh trên SSD, tắt Hibernate, PageFile,... Tuy nhiên, không phải mọi giải pháp đều thích hợp trong mọi tình huống, bài viết này sẽ giúp bạn xác định những tình huống này, từ đó chọn giải pháp thích hợp nhất.

    SSD Kingmax SMP35 Client 240GB và laptop ASUS K43SJ

    SSD Kingmax SMP35 Client 240GB và laptop ASUS K43SJ

    - Có cần thiết phải tắt Hibernate không?

    Trước tiên bạn cần hiểu cách thức hoạt động của Hibernate. Trong Windows sẽ lưu trữ một tập tin là hiberfil.sys có dung lượng bằng khoảng 80 % so với tổng dung lượng RAM của hệ thống. 

    Máy bạn có 4GB RAM thì tập tin hiberfil.sys có dung lượng khoảng 3.2GB

    Máy bạn có 4GB RAM thì tập tin hiberfil.sys có dung lượng khoảng 3.2GB

    Tập tin này hoạt động chỉ khi nào có yêu cầu Hibernate, khi đó hiberfil.sys mới thực sự ghi dữ liệu từ RAM lên SSD. Còn khi máy bạn hoạt động bình thường, tập tin hiberfil.sys không có ghi dữ liệu gì hết, chúng chỉ chiếm 1 phần dung lượng thôi. Dựa vào cách thức làm việc này, bạn sẽ tìm được câu trả lời có cần thiết phải tắt không. 

    Các mẹo tăng tuổi thọ cho SSD có đúng trong mọi trường hợp?

    Tắt Hibernate sẽ giúp cải thiện tuổi thọ SSD, điều này đúng. Nhưng nếu bạn không tắt Hibernate thì cũng không sao. Như người viết đã phân tích ở trên, chỉ khi nào có yêu cầu Hibernate thì tập tin hiberfil.sys mới làm việc. Điều này có nghĩa là bạn ít sử dụng Hibernate thì sẽ tốt cho SSD, chỉ có điều chúng chiếm thêm một phần dung lượng ổ C. Do đó, để đảm bảo tuổi thọ SSD được tốt nhất, bạn tránh dùng Hibernate thường xuyên.

    Đặt trong tình huống khác, nếu SSD của bạn có dung lượng không nhiều (dưới 64GB), hoặc máy bạn có dung lượng RAM cao (trên 8GB), bạn có thể tắt Hibernate để lấy lại dung lượng lưu trữ cho SSD. Trong những trường hợp như thế này, bạn có thể tắt. 

    Để tắt Hibernate, bạn bấm nút Start Menu/ All programs/ Accessories/ bấm chuột phải vào Command Prompt chọn “Run as administrator”. 

    Đối với Windows 8, 8.1, bạn bấm chuột phải vào bên trái thanh Taskbar chọn Command Propt (Admin) để chạy cmd dưới quyền quản trị.

    Đối với Windows 8, 8.1, bạn bấm chuột phải vào bên trái thanh Taskbar chọn Command Propt (Admin) để chạy cmd dưới quyền quản trị.

    Sau đó, bạn gõ powercfg.exe /hibernate off và nhấn Enter. Máy tính của bạn sẽ không bao giờ vào chế độ ngủ đông nữa. Để bật lại tính năng này, bạn làm lại đúng quy trình này và gõ powercfg.exe /hibernate on. 

    Các mẹo tăng tuổi thọ cho SSD có đúng trong mọi trường hợp?

    Sau khi gõ powercfg.exe /hibernate off và nhấn Enter, bạn đã tiết kiệm được khoảng 3G cho SSD.

    - Có cần tắt Page File không?

    Page File là gì? Để giải quyết tình trạng thiếu RAM, Windows lưu trữ một tập tin được gọi là pagefile.sys để làm bộ nhớ ảo. Khi bộ nhớ RAM đã đầy, dữ liệu không thể chứa được, chúng sẽ chứa vào tập tin pagefile.sys, tức chứa trên ổ cứng. Windows sẽ tự động điều chỉnh Page File sao cho phù hợp với tình trạng làm việc của hệ thống, điều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của SSD. 

    Page File sẽ được Windows tự động điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng làm việc của hệ thống.

    Page File sẽ được Windows tự động điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng làm việc của hệ thống.

    Để tắt page file, bấm chuột phải vào My Computer chọn Properties, chọn Advanced System Settings, chọn Settings (ở Performance). Thẻ Performance Options hiện ra, bạn chọn Change và bấm No paging file. Sau đó bấm Set để tắt.

    Chọn No paging file, có thể Windows sẽ yêu cầu bạn khởi động lại máy để hoàn tất quá trình tắt pagefile.

    Chọn No paging file, có thể Windows sẽ yêu cầu bạn khởi động lại máy để hoàn tất quá trình tắt pagefile.

    Nhưng nếu máy bạn chỉ có 2GB RAM (hoặc 4GB RAM), thì lời khuyên là không tắt, vì Windows sẽ thường xuyên thông báo “thiếu bộ nhớ” khi RAM đầy, xảy ra lỗi và đôi khi ứng dụng không chạy được, dẫn đến treo máy, nguy cơ mất dữ liệu rất cao… Đặc biệt là những máy có dung lượng RAM không cao nhưng lại thường xuyên chạy chương trình đồ họa, game,...

    Bạn không nên tắt Page File nếu máy bạn có tối đa 4GB RAM và mặc định HĐH đã sử dụng hơn 1GB RAM. 

    Bạn không nên tắt Page File nếu máy bạn có tối đa 4GB RAM và mặc định HĐH đã sử dụng hơn 1GB RAM. 

    Cũng như Hibernate, bạn không cần thiết phải tắt cái này, ngoại trừ trường hợp bạn muốn lấy lại dung lượng lưu trữ SSD (với điều kiện dung lượng RAM phải nhiều để đáp ứng đủ cho hệ thống).

    - Có cần phân vùng (chia đĩa) trên SSD không?

    Đây là một vấn đề vẫn còn gây ra khá nhiều tranh cãi. Nhưng SSD hiện nay đã cải tiến hơn rất nhiều so với SSD lúc trước, nên bạn cứ an tâm việc chia vùng trên SSD cũng bình thường như HDD.

    HDD Hitachi 500GB SATA2 5400rpm vs SSD Kingmax SMP35 Client 240GB. 

    HDD Hitachi 500GB SATA2 5400rpm vs SSD Kingmax SMP35 Client 240GB. 

    Tuy nhiên, nếu SSD của bạn có dung lượng thấp (dưới 128GB), việc chia vùng làm giảm hiệu năng của SSD do đặc điểm dung lượng càng lớn tốc độ càng cao của SSD. vì thế lời khuyên là bạn không chia vùng đối với SSD dung lượng thấp, mà bạn hãy sử dụng thêm HDD để chứa dữ liệu.

    Nếu bạn dùng SSD có dung lượng lớn hơn 180GB thì việc chia vùng chấp nhận được, hoặc bạn không có sử dụng thêm HDD để chứa dữ liệu. Việc chia vùng sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý các phân vùng hơn, dễ dàng nâng cấp, cài đặt Windows mà không lo chuyện mất dữ liệu. 

    Người viết đã chia làm hai vùng trên SSD Kingmax 240GB, và tốc độ vẫn nhanh như bình thường.

    Người viết đã chia làm hai vùng trên SSD Kingmax 240GB, và tốc độ vẫn nhanh như bình thường.

    Vậy bạn có thắc mắc là tốc độ SSD sau khi chia vùng có giảm không? Tuy có giảm, nhưng bạn rất khó cảm nhận được điều, bạn vẫn thấy tốc độ truy xuất rất nhanh. Nhưng nếu bạn chia nhiều phân vùng, điều này ngược lại, bạn sẽ cảm thấy tốc độ chậm hơn (nhưng dù sao vẫn nhanh hơn HDD).

    Chia bao nhiêu phân vùng là thích hợp? Câu trả lời: hai phân vùng là thích hợp nhất. Sở dĩ là hai phân vùng vì bên cạnh đó, Windows mặc định sẽ tự động tạo thêm phân vùng System Reserved (Reserved Partition) đối với hệ thống BIOS, với công nghệ UEFI thì sẽ có thêm một phân vùng nữa EFI System Partition. 

    Hệ thống UEFI sẽ tạo thêm 2 phân vùng EFI System Partition và Reserved Partition.

    Hệ thống UEFI sẽ tạo thêm 2 phân vùng EFI System Partition và Reserved Partition.

    - Có cần dọn dẹp hệ thống thường xuyên?

    Một trong những giải pháp để cải thiện tốc độ làm việc của Windows hoặc cải thiện không gian lưu trữ cho ổ cứng là sử dụng các tiện ích quét rác, dọn dẹp hệ thống. Đó là khi bạn sử dụng HDD. 

    Các mẹo tăng tuổi thọ cho SSD có đúng trong mọi trường hợp?

    Chương trình dọn dẹp hệ thống Windows 8 Manager.

    Nhưng khi chuyển sang SSD, với ưu điểm tốc độ truy xuất rất nhanh, cho dù bạn thực hiện việc dọn dẹp hệ thống, xóa file rác hệ thống thường xuyên thì tốc độ cũng không cải thiện bao nhiêu. Bạn sẽ không cảm nhận được tốc độ cải thiện được bao nhiêu.

    Như vậy, nếu bạn sử dụng SSD thì không cần thiết phải dọn dẹp hệ thống thường xuyên (nhưng sau khi dùng 3-4 tháng thì bạn nên dọn dẹp một lần để đảm bảo hiệu suất cho HĐH).

    - Vấn đề cập nhật firmware SSD:

    Không giống như HDD, bạn có thể cập nhật firmware trên SSD. Nếu nhà sản xuất phát hiện ra lỗi (thường là lỗi nghiêm trọng) trên SSD của họ thì họ sẽ đưa ra bản cập nhật firmware cho người dùng, nhằm sửa lỗi đó và cải thiện tính ổn định cho SSD. Nếu may mắn, việc cập nhật firmware không những giúp SSD sửa lỗi mà đôi khi còn cải thiện tốc độ cho SSD.

    Các mẹo tăng tuổi thọ cho SSD có đúng trong mọi trường hợp?

    Việc cập nhật firmware cũng rất nguy hiểm, chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro. Nguy cơ mất mất dữ liệu, hỏng các chip nhớ của SSD,… có thể sẽ xảy ra. Do đó, bạn phải sao lưu tất cả những dữ liệu quan trọng và nhờ một chuyên viên có kĩ thuật để họ cập nhật.

    Như vậy, đối với người dùng bình thường, SSD đang chạy bình thường thì việc cập nhật firmware không nên làm.

    - Tiện ích tối ưu SSD:

    Bạn có thể sử dụng kết hợp hai phần mềm SSD Fresh và SSD Life Pro để tối ưu SSD, cách sử dụng cũng rất đơn giản.

    Với SSD Life Pro, đây là tiện ích đơn giản nhất để bạn theo dõi tình trạng sức khỏe của SSD. Vì SSD có tuổi thọ phụ thuộc vào số lần chịu ghi, nên chương trình sẽ thống kê lại dung lượng dữ liệu đã đọc/ ghi để bạn dễ dàng quản lý. Tuy nhiên, có một số loại SSD không hỗ trợ tính năng theo dõi nên tiện ích sẽ không đọc được. 

    SSD Life Free 

    SSD Life Free 

    Với SSD Fresh, đây là tiện ích giúp bạn tối ưu SSD một cách nhanh chóng. Bạn chỉ vào thẻ Optimization và chương trình sẽ đưa ra các thiết lập để tối ưu và cải thiện tuổi thọ SSD, chỉ cần một click vào chữ Optimize và thế là xong, bạn không cần phải thực hiện nhiều thao tác thủ công để tắt.

    SSD Fresh

    SSD Fresh

    Như vậy, không phải mọi giải pháp tối ưu luôn hiệu quả trong mọi tình huống. Bạn cần phải xác định mình thuộc trong tình huống nào, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhất. 

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ