Dự án phát triển Distro Linux mới hướng tới người dùng tàn tật

    MP, MP 

    Mọi người đều có thể tham gia xây dựng

    Hiện nay trên thế giới có tới gần một tỉ người phải chịu cảnh tàn tật, dưới dạng này hay dạng khác. Nhưng thực tế là số lượng các hệ điều hành và phần mềm được tối ưu cho những người dùng này còn rất hạn chế, và thường cũng chỉ hỗ trợ một vài dạng dị tật thường gặp nhất như về thị giác hay thính giác.

    Với Windows 8, Microsoft tuyên bố đã cải thiện việc hỗ trợ người dùng tàn tật lên rất nhiều nhờ vào việc cải thiện và bổ sung nhiều phương pháp tương tác mới (narrator, Magnification..v..v.). Và giờ đây, một số lập trình viên Linux cũng đã quyết định lên tiếng tỏ ý định tập trung về phía mảng người dùng này. Một Distro Linux mới đang được lên kế hoạch xây dựng để phục vụ mục đích này.

    Dự án phát triển Distro Linux mới hướng tới người dùng tàn tật 1


    “Chúng tôi muốn xây dựng một distro Linux mới tập trung vào sự đa dạng trong phương pháp tương tác”. Thành viên dự án Sonar (Sonar Project) phát biểu “Không dừng lại ở những người dùng có vấn đề với thị giác hay thính giác, chúng tôi muốn tìm ra cách tương tác phù hợp cho cả những những người mắc chứng khó đọc hay chậm hiểu, cũng như người dùng gặp trục trặc về vận động hay thậm chí là liệt cả tay chân”.

    “Chúng tôi đang bị bỏ lại phía sau”

    Chỉ tính riêng các loại tật về thị giác, trên thế giới đã có khoảng 360 triệu người mắc phải, hơn nữa có tới 90% trong số đó sống ở các nước đang phát triển. Riêng tại Mỹ, khoảng 80% những người này đang ở trọng tình trạng thất nghiệp. Trong khi đó, mức chi phí trung bình cho những công cụ hỗ trợ để giúp nhóm người dùng này tiếp cận được với các thiết bị điện tử lên tới khoảng…. 900$.

    “Họ làm thế nào để chi trả được ngần đó?” Nadeu phát biểu – bản thân anh cũng là một người mù do một tai nạn vào năm 1992. “Công nghệ phát triển càng nhanh, những người tàn tật càng bị bỏ xa lại phía sau”.

    Thực ra, không phải là trong nhữn năm qua cộng đồng Linux luôn ngó lơ nhóm người dùng này. Dự án GNOME Accessibility (GNOME Accessibility Project – tạm dịch: Dự án phát triển khả năng truy cập GNOME) đã xuất hiện từ khá lâu trong cộng đồng Linux. Nhóm phát triển Fedora cũng mới công bố bản hướng dẫn truy cập của mình, trong đó miêu tả các phần mềm, công cụ và phần cứng được hỗ trợ bởi Fedora để giúp người dùng tàn tật dễ dàng tương tác với distro này hơn. Cũng không thể không kể đến Vinux, một dự án phát triển từ Ubuntu để phục vụ những người dùng bị tật về mắt. Các giải phải text-to-speech và sreen reader(đọc màn hình) trên Linux như Orca, eSpeak cũng đang được cộng đồng hoàn thiện.

    Dự án phát triển Distro Linux mới hướng tới người dùng tàn tật 2


    “Mọi người đều có thể tham gia xây dựng”

    Tuy vậy, các thành viên Sonar Project có tham vọng lớn hơn rất nhiều. Nhóm nhắm tới việc tạo ra một nền tảng có khả năng hỗ trợ nhiều phương pháp tương tác nhất có thể, mở rộng khả năng tiếp cận của người dùng – bất kể tình trạng tàn tật của họ như thế nào. Giaỉ pháp quan trọng nhất được đề xuất là distro này sẽ phải miễn phí, cũng như có mã nguồn hoàn toàn mở.

    Dự án phát triển Distro Linux mới hướng tới người dùng tàn tật 3


    “Việc để mở mã nguồn miễn phí là bước quan trọng nhất” Nadeau giải thích “ Để ngỏ khả năng tiếp cận mã nguồn cho tất cả mọi người đồng nghĩa với việc bất cứ ai cũng có thể tham gia bổ sung và hoàn thiện các phương pháp tương tác. Chúng tôi muốn những người có kinh nghiệm, hiểu biết, thậm chí là đã từng trải qua các dạng tàn tật, dị tật giúp tham gia tìm ra giải pháp tương tác tối ưu nhất cho từng nhóm người dùng dạng này”.

     Sonar Project hiện vấn đang tiếp tục tìm kiếm nguồn viện trợ, với mục tiêu đạt 20,000$ trong tháng 2 năm nay. Hi vọng chỉ trong một vài năm tới, chúng ta sẽ thực sự được chứng kiến sự ra mắt của một hệ điều hành miễn phí có khả năng đưa những người dùng không may đuổi kịp tốc độ phát triển như vũ bão của thế giới công nghệ hiện đại.
    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ