Kết nối Lightning "đút là vào" của Apple có gì nổi bật hơn MicroUSB ?

    Tuấn Ori,  

    Có rất nhiều lý do để Apple "không chơi" với MicroUSB.

    Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng thuộc Nghị viện châu Âu đã đề xuất quy định sử dụng một chuẩn sạc duy nhất cho tất cả các dòng điện thoại và cả máy tính bảng được bán ra tại các nước thuộc Liên minh châu Âu EU. Theo đó, Nghị viện châu Âu muốn áp dụng chuẩn sạc duy nhất là microUSB vốn đang được dùng phổ biến, và nhiều khả năng Apple có thể sẽ phải từ bỏ chuẩn kết nối Lightning độc quyền hiện nay.

    EU là một thị trường lớn và chắc chắn Apple không thể làm ngơ trước quy định này. Các sản phẩm mới của hãng như iPhone 5c có đi kèm theo một đầu chuyển đổi từ Lightning sang MicroUSB. Vậy đâu là lý do khiến Apple quyết định sử dụng chuẩn Lightning của riêng mình mà không "chơi" cùng MicroUSB?

    Thiết kế vật lý và tính hữu dụng

    Điểm dễ nhận thấy nhất là Lightning có thiết kế nhỏ hơn chuẩn MicroUSB, đồng thời người dùng có thể sử dụng cả hai mặt khi kết nối. Trong khi đó rất nhiều người dùng MicroUSB tỏ ra khó chịu khi bị nhầm lẫn giữa mặt trước và sau của đầu dây cable.

    Kết nối Lightning "đút là vào" của Apple có gì nổi bật hơn MicroUSB ?

    Nói về độ bền, microUSB chưa phải đối thủ của Lightning. Thậm chí có thể nói microUSB là một trong những ý tưởng công nghệ có thiết kế rất tồi tệ, thật khó hiểu khi nó trở thành chuẩn kết nối chung trên toàn thế giới. Nhiều người dùng smartphone đã phàn nàn về việc cổng kết nối này có thể bị vỡ, hư hỏng sau một thời gian sử dụng hoặc bị vật nặng đè lên. Đó chỉ là trường hợp sử dụng trên điện thoại, còn với những chiếc máy tính bảng kích thước và trọng lượng lớn hơn, kết nối này liệu có thực sự bền?

    Kết nối Lightning "đút là vào" của Apple có gì nổi bật hơn MicroUSB ?
     

    Kết nối microUSB có rất nhiều bộ phận bên trong gắn lại với nhau, chúng được "đóng gói" bằng một lớp kim loại bao quanh. Và trong nhiều trường hợp, đầu dây cable của bạn có thể bị cong, vỡ do tác nhân vật lý.

    Còn đối với Lightning thì sao? Chỉ nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy đầu kết nối này của Apple đơn giản và chắc chắn hơn rất nhiều. Duy nhất một đầu kim loại với các chân tiếp xúc bằng đồng trên bề mặt. Không hề có các chi tiết thừa, hạn chế tối đa việc sử dụng nhựa.

    Kết nối Lightning "đút là vào" của Apple có gì nổi bật hơn MicroUSB ?

    Nói về kết nối, Lightning tiếp tục tỏ ra vượt trội trước microUSB. MicroUSB có thiết kế giống với các cổng HDMI, có nghĩa là đầu cắm có phần giữa rỗng, bảo vệ các kết nối nằm bên trong. Các thiết bị sử dụng cổng microUSB phải có jack cắm bao gồm một thanh nhựa nằm giữa có gắn "chân" kết nối (hình dưới). Thiết kế này để bảo vệ các chân kết nối bên trong, nó thực sự cần thiết vì chân kết nối trên microUSB chỉ là những thanh đồng được ép vào bề mặt nhựa khá lỏng lẻo, đôi khi trong quá trình sử dụng có thể bạn sẽ vô tình làm cong những chân này.

    Không thể so sánh microUSB với kết nối HDMI. Thực tế chúng có cách kết nối cable và jack tương tự nhau nhưng người dùng rất ít khi tháo/gắn HDMI, trong khi đó, kết nối microUSB bắt buộc phải sử dụng thường xuyên để sạc cũng như sao chép dữ liệu.

    Kết nối Lightning "đút là vào" của Apple có gì nổi bật hơn MicroUSB ?
     

    Ngược lại, Lightning lại có cách hoạt động như một jack cắm âm thanh thường thấy. Các chân kết nối được đúc thẳng trên bề mặt kim loại tạo thành một mảnh rắn duy nhất, không cần quá quan tâm tới việc bảo vệ chân tiếp xúc như microUSB. Bạn chỉ cần cắm thẳng đầu kết nối vào thiết bị để sử dụng tương tự như việc cắm jack tai nghe.

    Khả năng kiểm soát kết nối

    Apple tuyên bố chỉ sạc chính hãng mới có thể sử dụng với các thiết bị có kết nối Lightning, và hãng đã làm việc nghiêm túc.

    Lightning là một kết nối phức tạp. Sợi cable bao gồm 4 mạch nhỏ: V , V-, Data , Data-. Trong đó ở vị trí tiếp xúc của mạch V với đầu cung cấp nguồn cho các chân kết nối có đặt một chip riêng do Apple sản xuất. Các cable dữ liệu bắt buộc phải có chip này để hoạt động.

    Kết nối Lightning "đút là vào" của Apple có gì nổi bật hơn MicroUSB ?

    Tuy nhiên, bất cứ thiết bị nào đều có thể bị làm nhái. Và dây cable có xuất xứ Trung Quốc đã tràn ngập thị trường. Ở phiên bản hệ điều hành mới nhất iOS 7, Apple đã nâng cấp khả năng phát hiện dây cable giả.

    "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn", nhưng nỗ lực của Apple trong việc chống hàng "nhái" rất đáng ghi nhận. Đặc biệt là khi phụ kiện Trung Quốc không đảm bảo độ an toàn cho người dùng.

    Không đơn giản chỉ là sạc và sao chép dữ liệu

    Bài viết sẽ không đề cập tới vấn đề truyền tải dữ liệu nhanh hơn kết nối khác của Lightning do khó có thể thực hiện bài thử nghiệm chính xác vì lý do hệ điều hành các thiết bị sử dụng khác nhau.

    Tuy nhiên Lightning "ăn điểm" ở khả năng iPod Out. Ít người dùng biết rằng Lightning sử dụng toàn bộ tín hiệu kỹ thuật số digital, không còn sử dụng analog như các kết nỗi 30-pin cũ trên iPhone 4/4s,...

    Kết nối Lightning "đút là vào" của Apple có gì nổi bật hơn MicroUSB ?

    Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số nhưng còn rất nhiều "tàn dư" của analog, và âm thanh là một ví dụ điển hình. Kết nối jack tai nghe 3,5mm được dùng phổ biến để xuất âm thanh chính là analog, và những chiếc smartphone muốn xuất được âm thanh qua cổng này đều phải thông qua bộ chuyển đổi kỹ thuật số DAC (Digital to Analog Converter).

    Trước đây, các phụ kiện âm thanh gần như bó tay trong việc trích xuất tín hiệu digital từ điện thoại, nhưng hiện tại mọi việc có thể làm dễ dàng với kết nối Lightning. Kết nối này của Apple chỉ xuất ra tín hiệu Digital, đồng nghĩa với việc các thiết bị như loa âm thanh sẽ dễ dàng lấy tín hiệu digital một cách dễ dàng. Người dùng hoàn toàn có thể tận dụng điều này để thưởng thức âm thanh với chất lượng tốt.

    Sẽ có nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề xuất tín hiệu analog của Lightning. Liệu kết nối chỉ xuất tín hiệu digital có thừa thãi không khi còn rất nhiều phụ kiện khác dùng tín hiệu analog?

    Apple đã giải quyết vấn đề này bằng cách tích hợp vào cổng kết nối Lightning chip DAC, USB Radio và một số chip điều khiển khác. Đây là lý do khiến giá thành của Lightning khá cao.

    Tạm kết

    Lightning vừa có thể xuất tín hiệu digital, vừa có thể cung cấp tín hiệu analog cho những phụ kiện chưa hỗ trợ digital. Bạn có thể hiểu đơn giản như kết nối tốc độ cao Thunderbolt. Một sợi cable Thunderbolt có giá thành cao và không hề có dấu hiệu giảm giá, chúng ta nhìn qua nó chỉ đơn giản là dây kết nối thông thường, không có nhiều khác biệt so với dây nối USB. Nhưng bên trong nó lại phức tạo hơn rất nhiều, và cable Thunderbolt cũng được tích hợp chip xử lý riêng.

    Kết nối Lightning "đút là vào" của Apple có gì nổi bật hơn MicroUSB ?

    Nếu là người yêu công nghệ, chắc hẳn bạn đã nhận ra việc Apple chuyển từ kết nối 30-pin sang Lightning không đơn thuần là việc thu nhỏ kích thước đầu cắm. Tuy nhiên hạn chế của kết nối này là chưa hỗ trợ USB 3.0.

    Rất khó để một hãng công nghệ luôn đi đầu như Apple sử dụng chuẩn kết nối microUSB bị giới hạn ở việc kết nối và xuất dữ liệu.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày