Windows 8 trong mắt AMD - Gian khó ló cái khôn

    Leopard, Leopard 

    Cảnh hỗn mang có thể là cơ hội để vùng lên.

    Thị trường máy tính nói chung và PC nói riêng, cứ mỗi khi một bản Windows mới xuất hiện, lại đón nhận một làn sóng nâng cấp / mua sắm. Có thể nói việc ra mắt hệ điều hành (HĐH) mới của Microsoft (MS) chính là hơi thở của nền công nghiệp PC. Riêng với lần phát hành vào 26-10 sắp tới, lại mang một màu sắc mới khi Windows 8 hỗ trợ thêm kiến trúc ARM trên các kernel NT. AMD, một bạn hàng lâu năm của MS, nghĩ gì trước sự kiện lớn này?

    windows-8-trong-mat-amd-gian-kho-lo-cai-khon
    Phó chủ tịch tập đoàn, mảng desktop của AMD, Leslie Sobon. 

    Đại diện của nhà sản xuất (NSX) chip x86 lớn thứ hai thế giới, Leslie Sobon, hiện đang giữ chức phó chủ tịch tập đoàn mảng sản phẩm desktop, cho biết hãng này đã sẵn sàng đón nhận HĐH mới của MS.

    Không riêng gì Leslie, hẳn nhiều người có quan tâm tới công nghệ cũng rõ tương quan hiện nay giữa AMD và đối thủ chính - Intel. Hoàn cảnh như anh chàng David bé nhỏ và gã Goliath khổng lồ (Intel hiện chiếm 80% thị phần x86). Vậy nên không có gì nghi hoặc khi Windows 8 ra mắt, Intel vẫn tiếp tục là kẻ dẫn đầu cuộc đua. Song Leslie, đây là "cuộc đua marathon chứ không phải cuộc chạy nước rút". Tại sao?

    windows-8-trong-mat-amd-gian-kho-lo-cai-khon
    Nhiều người dùng không thực sự quan tâm con chip đấy của ai.

    Leslie gõ tay lên chiếc MacBook Air của Vlad Savov (người dịch - phóng viên The Verge), cho hay: "người dùng (phổ thông) không quan tâm đến ai làm ra các linh kiện bên trong chiếc máy này. Thứ họ quan tâm là trải nghiệm mà họ có được từ chúng - họ có thể dùng được bao lâu sau mỗi lần sạc, giao diện màn hình nhạy và đáp ứng nhanh tới mức nào, và dĩ nhiên, những thứ ấy tốn của họ bao nhiêu". Leslie minh hoạ quan điểm của mình: "chúng ta thực sự chưa có một hiện tượng tablet, thứ chúng ta đang có là hiện tượng về iPad". Tức Leslie muốn ám chỉ tablet hiện nay chưa thực sự hoàn chỉnh, chỉ một số ít như iPad mới đáp ứng tạm đủ các trải nghiệm người dùng.

    Nhưng vị phó chủ tịch này muốn nói lên cái gì ở AMD? GPU! Hay chính xác hơn, là các ứng dụng có thể được tăng tốc thông qua GPU. Vừa sản xuất chip x86, vừa làm chip đồ hoạ từ nhiều năm qua, AMD có một lịch sử hợp tác lâu dài với MS. NSX phần cứng này hiểu rõ cảm ứng chuyển động Kinect trên Xbox của MS hoạt động như thế nào. Và không có gì ngạc nhiên khi MS tận dụng GPU để hỗ trợ CPU làm các việc này. Trong các tác vụ xử lý song song với khối lượng dữ liệu lớn, GPU làm tốt hơn CPU nếu được lập trình đúng đắn.

    windows-8-trong-mat-amd-gian-kho-lo-cai-khon
    Tăng tốc bằng GPU là tính năng mặc định của Windows 8.

    Dĩ nhiên không chỉ MS, AMD cũng là đối tác với Apple và Mac OS X là một trong các HĐH tiên phong khai thác GPU để tăng tốc xử lý. Cần nói thêm OpenCL chính là thứ Apple đã đóng góp cho ngành công nghiệp mà AMD là một trong những người ủng hộ bộ API lập trình này mạnh mẽ nhất. Leslie tóm gọn: "chúng tôi sẽ thắng khi mọi thứ được tăng tốc nhờ GPU".

    Và lần ra mắt Windows 8 này, điều AMD mong đợi càng lộ rõ hơn. Bạn đặt câu hỏi: nhưng đâu phải ai cũng mua card đồ hoạ rời được? Đấy chính là điểm là Leslie muốn nhắm đến: PC / tablet giá rẻ. Trong một cuộc đua không chỉ có Intel mà còn nhiều đối thủ khác như NVIDIA, Qualcomm, Samsung... chọn cho mình một vị trí "chạy dài hơi" quan trọng hơn "sống mái" với một kẻ thù duy nhất. Tầm giá 500 USD cho toàn hệ thống chính là nơi AMD "chọn mặt gửi vàng". Một con chip APU với năng lực đồ hoạ tốt hơn hẳn giải pháp Core i3 lẫn các model SoC ARM khác sẽ giúp AMD khẳng định vị thế của mình hơn.

    Do vậy, thoạt nhìn bước đi của AMD có vẻ "chẳng giống ai" khi không trực tiếp công khai "dìm hàng" đối thủ bằng cách đưa ra một kiểu thiết kế PC của riêng mình (như Intel làm với netbook, ultrabook; NVIDIA làm với superphone) mà ngược lại, "ẩn mình" đằng sau những chiếc máy ấy. Theo thời gian, người dùng sẽ dần nhận ra những cỗ máy nào có chiếc sticker của hãng nào cho lại trải nghiệm tốt.

    windows-8-trong-mat-amd-gian-kho-lo-cai-khon
    Mỗi một hãng có thế mạnh của riêng mình, nhưng thế mạnh nào sẽ quyết định cuộc chơi?

    Một cách nôm na với cuộc đua marathon - sẽ có những tay đua bị "đuối sức" và rớt lại phía sau. Gần đây nhất, việc Texas Instrument (TI) từ bỏ cuộc chơi có thể là một minh chứng cho điều trên. Hoặc nếu lần dở lại quá khứ vài thập kỷ trước, x86 là một thị trường cực kỳ nhộn nhịp với nhiều cái tên như IBM, NEC, TI, Cyrix, NexGen... nhưng sau cùng chỉ còn lại 3 cái tên là Intel, AMD và VIA (sự tồn tại gần như chỉ mang tính hình thức với thị phần 0,3%). AMD tự tin rằng khi sân chơi Windows 8 trở nên chật chội hơn, hãng này vẫn tiếp tục tồn tại và thậm chí có thể vươn lên cao hơn bằng các giải pháp APU.

    Điều gì giúp AMD tự tin đến vậy? Chính nhờ các nỗ lực đầu tư vào điện toán phức hợp trong các năm qua của hãng này. Từ việc chỉ có non nửa chục ứng dụng hỗ trợ các chip APU trong 2011, nay con số đã lên hàng trăm và hứa hẹn sẽ lên hàng ngàn hoặc hơn trong các năm tới. Nhất là khi Windows 8 chính thức hỗ trợ tăng tốc nhờ GPU thì điều này còn được khuyến khích hơn khi các lập trình viên thấy rõ được điều đó.

    Lẽ dĩ, AMD không phải hãng duy nhất biết làm GPU. Song hãng này đang có trong tay nền tảng tốt hơn bất kỳ hãng nào khác, kể cả Intel lẫn NVIDIA khi sở hữu cả kiến trúc x86 và GPU hiệu quả nhất. Các chip Core i5 trở lên của Intel không phù hợp cho phân khúc PC giá rẻ còn NVIDIA đã bị loại bỏ khỏi cuộc chơi đồ hoạ tích hợp. Dù sao, chúng ta có quyền nghi hoặc sự thành công của hãng này trên Windows 8. Nhưng ít nhất với tôi (người dịch), phát biểu sau của Leslie có thể làm lời kết cho cả bài: "cuộc đua đang trở nên ngày một trớ trêu hơn suy nghĩ của nhiều người".

    Cuộc đua nào rồi cũng phải có người bỏ cuộc và người giành huy chương, liệu AMD sẽ giành được phần nào?

    Tham khảo The Verge.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ