Doanh nghiệp đua nhau “xây cửa hàng” trên internet

    Quang Vũ,  

    Theo thống kê năm 2019, 42% doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam đã có website nhưng không phải DN nào cũng nhận được "trái ngọt" từ kênh truyền thông này.

    Ngược lại còn tốn rất nhiều chi phí, nguồn lực xây dựng. Một số ít doanh nghiệp trải qua nhiều lần "đập đi xây lại" mới tìm được hướng đi thông minh để không bị "lỗ" khi xây cửa hàng trên internet.

    "Vậy đâu là cách xây dựng website giúp DN không bị "lỗ" mà còn tăng doanh thu nhờ bán hàng online?"

    Thấy người ta xây, mình cũng xây

    Theo công cụ keywordtool.io, từ khóa "thiết kế website" đã lên tới 33.100 lượt tìm kiếm mỗi tháng, tăng 83% trong vòng 12 tháng qua. Điều này cho thấy nhu cầu tìm hiểu để "xây cửa hàng" trên internet đang tăng đáng kể. Đây có thể coi là tín hiệu tốt khi các doanh nghiệp, tổ chức dần nhận thức được tầm quan trọng của website trong việc quảng bá thương hiệu, tiếp cận đến nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, việc "theo trend" mà không hiểu rõ bản chất, cách thức cần làm cũng dẫn tới nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp, làm họ tốn thời gian, chi phí mà kinh doanh vẫn không "khá lên" chút nào.

    Doanh nghiệp đua nhau “xây cửa hàng” trên internet - Ảnh 1.

    Chủ một cửa hàng bán hàng vật liệu xây dựng chia sẻ: Mình cũng hay tham gia vào các nhóm kinh doanh trên Facebook, thấy mọi người trong hội chia sẻ kinh doanh bây giờ mà không có website thì chẳng khác nào bán hàng mà không mở cửa, nên sau đó đã thuê một bạn trong nhóm thiết kế website cho cửa hàng. Nhưng giờ có website cũng để đó, việc kinh doanh của mình vẫn diễn ra trên Facebook nhiều hơn. Mình cũng thấy hơi phí khi bỏ hơn 6 triệu để "xây cửa hàng" trên internet, nhưng chẳng biết để làm gì vì không có khách vào.

    Đồng thời, rất nhiều chủ cửa hàng, chủ shop online cũng gặp phải tình trạng "xây cửa hàng trên internet mà không có khách hàng nào ghé thăm". Việc này có thể do doanh nghiệp chưa đầu tư quảng cáo vào website hoặc website không được thiết kế chuẩn SEO dẫn đến việc nội dung được đầu tư nhưng vẫn không thể nào "lên TOP" trên các công cụ tìm kiếm.

    Như vậy, không ít doanh nghiệp, tổ chức hiện nay chưa hiểu hết lợi ích, chức năng khi thiết kế website mà chỉ xây dựng trang web theo "lời người ta nói". Một số bộ phận nhận thức được tầm quan trọng của website lại phải "đập đi xây lại" nhiều lần vì không có chuyên môn, kinh nghiệm.

    Đập đi xây lại nhiều lần

    Mất tới 3 lần mới xây dựng được một website ưng ý, đảm bảo đủ các tiêu chí đặt ra, một nhân viên marketing bất động sản chia sẻ kinh nghiệm xương máu của mình: "Tôi xây dựng website cho công ty tổng cộng 3 lần. Lần đầu tiên là thuê một đơn vị thiết kế website với giá trọn gói với mức giá trên 10 triệu, nhưng một thời gian sử dụng thấy website thường xuyên bị lỗi mà đơn vị nọ "chạy mất dép" không bảo hành. Lần thứ 2, công ty thuê hẳn một đội lập trình viên để thiết kế và vận hành website nhưng cũng không hiệu quả vì doanh thu từ website còn không đủ trả. Lần thứ 3 tôi lựa chọn luôn một công ty thiết kế website cũng có tiếng".

    Nhờ kinh nghiệm 2 lần trước, website được xây dựng với đủ chức năng cần thiết theo đúng nhu cầu sử dụng thực tế của công ty, lại tích hợp thêm một số công cụ bán hàng và marketing tự động vào website, công nghệ ảnh 360 độ giúp nâng cao trải nghiệm thực tế của khách hàng khi tham khảo các dự án trên website nên doanh thu của công ty cũng bắt đầu tăng trưởng mức 2 con số từ tháng 10 vừa rồi. "Giờ covid-19 có ập đến, mình cũng không quá lo ngại như đợt tháng 3 tháng 4 nữa".

    Đây chỉ là một trong số ít doanh nghiệp kiên trì với việc xây dựng website và có được doanh thu từ kênh truyền thông này. Đa phần các công ty hiện nay chưa thể phát huy hết sức mạnh của website hay chính xác hơn là chưa tăng trưởng doanh thu đột phá từ website do ngại cập nhật và nâng cấp website hoặc không am hiểu về các công cụ tích hợp đi cùng.

    Doanh nghiệp đua nhau “xây cửa hàng” trên internet - Ảnh 2.

    Công nghệ ảnh 360 được tích hợp trên website bất động sản đem tới trải nghiệm toàn cảnh căn hộ cho khách hàng.

    "Xây cửa hàng" như thế nào để không "lỗ"?

    Nếu đã là vấn đề thì chắc chắn doanh nghiệp cần tìm cách giải quyết. Theo những người có kinh nghiệm trong ngành, việc đầu tiên cần làm khi bắt tay vào thiết kế website là xác định được nhu cầu thực tế của công ty mình. Mỗi công ty sẽ có cấu trúc hàng hóa, sản phẩm khác nhau, vì vậy để tránh mất thời gian và công sức nên thuê đơn vị thiết kế website theo nhu cầu, có mã nguồn code tay càng tốt để có thể dễ dàng chỉnh sửa, thêm bớt chức năng tùy ý.

    Bên cạnh đó, việc website có tích hợp thêm các công cụ marketing automation cũng giúp gia tăng sức mạnh truyền thông và bán hàng của website. Hiện nay, Bizfly đang là đơn vị duy nhất có tích hợp bộ công cụ này trong cùng một hệ sinh thái. Thêm một điểm cộng lớn khi thiết kế website tại đơn vị này là có khả năng bảo mật cao nhờ nền tảng cloud lớn của VCCloud, tích hợp các công cụ marketing và bán hàng online tự động hiện đại nhất hiện nay như chatbot, CRM, email marketing giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng khách hàng ngay từ đầu, giảm thiểu tối đa chi phí quảng cáo và tăng doanh thu một cách bền vững.

    Tìm hiểu ngay giải pháp Bizfly Smart Web giúp doanh nghiệp tăng 200% doanh thu ngay TẠI ĐÂY

    Doanh nghiệp đua nhau “xây cửa hàng” trên internet - Ảnh 3.

    "Tăng trưởng thần tốc - Vượt mốc doanh thu": Bí kíp NGÀN ĐƠN CUỐI NĂM cùng những Combo ưu đãi cực "hời" 60% về Webfly, Landing Page, Chatbot, tư vấn, hỗ trợ chốt đơn cho các doanh nghiệp muốn thúc đẩy kinh doanh vào mùa cuối năm này! Khám phá ngay Bizfly mang đến gì cho bạn TẠI ĐÂY

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày