Em bé có 3 cha mẹ đẻ lần đầu tiên trong lịch sử vừa ra đời

    Kushman, Science Alert 

    Một em bé 5 tháng tuổi đã được tạo ra với phương pháp “3 cha mẹ” mới gây tranh cãi. Điều này có nghĩa là em bé có gene di truyền từ 3 người.

    Một em bé 5 tháng tuổi vừa được tạo ra với phương pháp “3 cha mẹ” đã gây khá nhiều tranh cãi. Điều này có nghĩa là em bé có gene di truyền từ 3 người - điều này cho phép em tránh được bệnh di truyền hiểm nghèo từ mẹ. “Đây là một tin gây chấn động”, theo nghiên cứu viên Dusko Ilic từ trường King’s College London, trả lời báo New Scientist trong một cuộc phỏng vấn. “Đây là một cuộc cách mạng”. Dusko không tham gia dự án sử dụng phương pháp trên.

    Phương pháp vừa được hợp pháp hoá tại Anh năm ngoái - cho phép cha mẹ có các biến dị di truyền hiếm gặp có thể có con cái khoẻ mạnh, bằng cách thay thế DNA ty thể mắc lỗi của người mẹ với DNA ty thể một phụ nữ khác trong giai đoạn thụ tinh nhân tạo. Do chỉ có DNA ty thể là được truyền từ người mẹ, với hầu hết phụ nữ mắc bệnh về ty thể thì đây là cách duy nhất họ có thể có con cái khoẻ mạnh.

     Phương pháp vừa được hợp pháp hoá tại Anh năm ngoái - cho phép cha mẹ có các biến dị di truyền hiếm gặp có thể có con cái khoẻ mạnh, bằng cách thay thế DNA ty thể mắc lỗi của người mẹ với DNA ty thể một phụ nữ khác trong giai đoạn thụ tinh nhân tạo.

    Phương pháp vừa được hợp pháp hoá tại Anh năm ngoái - cho phép cha mẹ có các biến dị di truyền hiếm gặp có thể có con cái khoẻ mạnh, bằng cách thay thế DNA ty thể mắc lỗi của người mẹ với DNA ty thể một phụ nữ khác trong giai đoạn thụ tinh nhân tạo.

    Nhưng ở Mỹ phương pháp này vẫn bị cấm - tuy các chuyên gia đang khuyến nghị chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm, nhưng phương pháp vẫn đang gây tranh cãi. Trong ca mới đây nhất, phương pháp này được một với các cha mẹ tại một tiểu vương quốc Ả rập bởi một nhóm nghiên cứu Mỹ. Người mẹ mắc chứng Leigh, một bệnh thần kinh hiểm nghèo lây theo đường di truyền.

    Không giống như DNA thông thường được trữ trong nhân tê bào, DNA ty thể sống trong ty thể - nhà máy năng lượng của tế bào - và chỉ được truyền cho đời sau từ người mẹ. Tuy người mẹ vẫn khoẻ mạnh, 1/4 ty thể của cô có chứa gene di truyền mắc chứng Leigh, và sau 20 năm cố có con, 2 đứa duy nhất đều đã chết vì căn bệnh hiểm nghèo, khiến cô đã liên hệ John Zhang tại trung tâm sinh sản New Hope tại New York.

    Có một vài cách để tạo ra em bé từ 3 cha mẹ - cách được hợp pháp tại Anh gọi là pronucleus transfer, yêu cầu phải thụ tinh cả trứng người mẹ lẫn người cho trứng với tinh trùng của người cha. Trước khi hai tế bào trứng này phát triển thành phôi thai, các nhà khoa học thay thế nhân tế bào trứng của người mẹ vào tế bào trứng của người cho trứng - khiến phôi có nhân là DNA của người mẹ và người cha nhưng có ty thể khoẻ mạnh của người cho trứng.

    Tuy nhiên, cha mẹ của em bé trên là người theo đạo Hồi và có vấn đề đạo đức với việc can thiệp vào trứng đã thụ tinh, nên Zhang đã sử dụng một phương pháp khác tương tự nhưng nhân tế bào được thực hiện trước khi thụ tinh.

     Phương pháp Pronucleus Transfer

    Phương pháp Pronucleus Transfer

    Quá trình này được thực hiện tại Mexico, nơi chưa có bộ luật nào quản lí phương pháp này. Phương pháp này đã tạo ra tới 5 phôi thai, nhưng chỉ 1 phôi thai là khoẻ mạnh và được cấy vào người mẹ. Em bé giờ đã 5 tháng tuổi và có vẻ đang phát triển bình thường.

    Tuy không có tiêu chuẩn nào được đặt ra cho phương pháp này, Zhang đảm bảo đã thực hiện một cách cẩn thận và hợp tình hợp lí. Đầu tiên nhóm các nhà khoa học lựa chọn một phôi có giới tính nam để sau này không thể truyền lại các bệnh di truyền nếu có trong DNA ty thể được cho.

    Họ cũng tránh việc tiêu huỷ bất cứ phôi thai nào. “Cách của chúng tôi tốt ngang hoặc hơn cách làm ở Anh.” theo bác sĩ tim mạch Sian Harding, người đã kiểm định các tiêu chuẩn đạo đức cho phương pháp ở Anh. Nhưng vẫn có nhiều mối quan tâm từ nhiều nhà khoa học rằng quy trình này có thể để lại các vấn đề sức khoẻ cho đứa trẻ trong tương lai.

    Hiện tại, dưới 1% ty thể của bé có DNA mắc chứng biến dị Leigh và điều này không làm ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé. Nhưng Bert Smeet từ Đại học Maastricht tại Hà Lan - không thuộc dự án trên - trả lời New Scientist rằng đứa trẻ cần được theo dõi nghiêm ngặt và phương pháp này cần được kiểm định chặt chẽ hơn trước khi được cho là an toàn.

    “Chúng ta cần phải đợi có nhiều ca hơn và đánh giá cẩn thận”, theo Smeet. Nhưng dù đây là đứa trẻ đầu tiên được tạo ra với phương pháp mới, trên thế giới đã có những người được sinh ra với gene di truyền từ 3 cha mẹ, do kết quả của một phương pháp khác có nhiều điểm tương đồng áp dụng trong thụ tinh nhân tạo tại Mỹ vào những năm cuối năm 90.

     Thực tế, có khoảng 17 người tại Mỹ được sinh ra với ty thể được cho, do một phương pháp được áp dụng nhằm tăng khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo vào giữa năm 1997-2002 trước khi cục FDA ra lệnh cấm. Một số những người này đã mắc phải các bệnh di truyền.

    Thực tế, có khoảng 17 người tại Mỹ được sinh ra với ty thể được cho, do một phương pháp được áp dụng nhằm tăng khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo vào giữa năm 1997-2002 trước khi cục FDA ra lệnh cấm. Một số những người này đã mắc phải các bệnh di truyền.

    Theo Michael Le Page trả lời phỏng vấn, “thực tế, có khoảng 17 người tại Mỹ được sinh ra với ty thể được cho, do một phương pháp được áp dụng nhằm tăng khả năng thành công của thụ tinh nhân tạo vào giữa năm 1997-2002 trước khi cục FDA ra lệnh cấm”. Một số những người này đã mắc phải các bệnh di truyền, đó là lí do tại sao nhiều nhà khoa học vẫn hoài nghi về phương pháp mới này.

    Nếu sinh ra khoẻ mạnh, chắc chắn phương pháp sẽ tiếp tục được áp dụng và chúng ta cần theo dõi sát sao kết quả các ca mới.

    Theo Science Alert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày