Eugene Shoemaker: Người Trái Đất duy nhất được an táng trên Mặt Trăng

    Đức Khương, Theo Phụ Nữ Việt Nam 

    Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có một số ít người đã đặt chân đến Mặt Trăng, và chỉ có một người - Eugene Shoemaker được 'chôn' trên vệ tinh tự nhiên quay quanh Trái Đất.

    Eugene Shoemaker, một nhà thiên văn học đã làm việc với NASA từ những năm 1960 và trở nên nổi tiếng khi một sao chổi đâm vào Sao Mộc vào năm 1994 - sao chổi này sau đó đã được tên là Shoemaker-Levy Comet.

    Sở dĩ sao chổi này trở nên nổi tiếng vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người chúng ta có cơ hội chứng kiến một vụ va chạm hành tinh. Sự kiện này được báo cáo bởi Eugene Shoemaker và David Levy, do đó tên của cả hai người đều xuất hiện trong tên của sao chổi này.

    Eugene Shoemaker: Người Trái Đất duy nhất được an táng trên Mặt Trăng! - Ảnh 1.

    Shoemaker cùng bà David Levy chính là những người đã phát hiện ra sao chổi mang tên hai người: Shoemaker-Levy. Sao chổi Shoemaker-Levy là một sao chổi va vào Sao Mộc năm 1994, và các nhà thiên văn đã được chứng kiến lần đầu hiện tượng hai thiên thể trong Hệ Mặt Trời đâm vào nhau. Sự kiện này được báo chí trên thế giới đăng tải và nhiều nhà thiên văn khắp thế giới theo dõi sát.

    Là một nhà thiên văn học, ông luôn bị cuốn hút bởi không gian và ý tưởng về việc con người chiếm giữ, định cư trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Eugene cũng được học về thế giới địa chất và ông cũng sử dụng những khiến thức này của mình để nghiên cứu Mặt Trăng và chuẩn bị kiến thức cho các phi hành gia về loại đất và đá mà họ sẽ phải thu thập khi đáp xuống vệ tinh tự nhiên này. Ông yêu thích ý tưởng du hành lên Mặt Trăng và luôn biết rằng bản thân có thể sẽ không thực hiện được vì ông là một nhà nghiên cứu, được ví như bộ não chứ không phải là phi hành gia được ví như tay chân và cơ bắp của NASA.

    Ông cũng rất nổi tiếng ở Mỹ không chỉ nhờ những nghiên cứu chuyên sâu về các miệng núi lửa và địa chất mà còn là người thành lập Chương trình nghiên cứu khảo cổ học ở Mỹ vào những năm 1960. Tất cả kiến thức của ông là một yếu tố rất có giá trị trong sự thành công của các sứ mệnh Apollo và các dự án khác của NASA.

    Trên thực tế, nguồn gốc và kiến thức, dữ liệu của những gì ngày nay được gọi là Meteor Crater (miệng núi lửa do thiên thạch tạo ra) ở Arizona đều là thành quả đến từ luận văn tiến sĩ của ông. Đây cũng là miệng núi lửa mà hầu hết các phi hành gia tham gia các sứ mệnh Apollo đều được đặt chân đế và tham gia trong quá trình đào tạo vì nó khá giống với địa hình trên Mặt Trăng.

    Eugene Shoemaker: Người Trái Đất duy nhất được an táng trên Mặt Trăng! - Ảnh 2.

    Bằng việc kết hợp kiến thức địa chất và các hành tinh, ông được chọn cho một vai trò cực kì quan trọng trong các chương trình khám phá không gian như Surveyor, Apollo 11, 12 và 13.

    Các phi hành gia càng hiểu rõ địa hình mà họ sắp phải đối mặt thì họ càng có thể chuẩn bị tốt hơn cho những gì phía trước. Lên được Mặt Trăng mới chỉ là một nửa nhiệm vụ. Như đã đề cập trước đây, ước mơ từ lâu của Eugene kể từ lần đầu tiên tiếp cận với thiên văn học là được lên Mặt Trăng để nhìn thế giới tươi đẹp của chúng ta từ một góc nhìn khác. Tuy nhiên, ông lại quá tập trung vào công việc của mình, ông biết mình có giá trị hơn với tư cách là một nhà nghiên cứu thiên văn học và địa chất học hơn là một phi hành gia.

    Đáng buồn thay, cuộc đời của ông đã phải chấm dứt vì một tai nạn xe hơi xảy ra vào ngày 18 tháng 7 năm 1997. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là cuộc hành trình cuối cùng của Eugene. Một đồng nghiệp thân thiết đã có ý tưởng gửi thi hài của ông lên Mặt Trăng vì cô ấy biết đây là giấc mơ cả cuộc đời của ông. NASA cho rằng đây là một ý tưởng rất hay để thể hiện sự đánh giá cao của họ đối với công việc của ông trong những năm qua. Thi thể của ông sau đó đã được hỏa táng vì việc vận chuyển tro cốt sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc vận chuyển thi hài của ông lên Mặt Trăng.

    Eugene Shoemaker: Người Trái Đất duy nhất được an táng trên Mặt Trăng! - Ảnh 3.

    Bi kịch xảy ra vào một ngày năm 1997, khi ông gặp tai nạn ô tô trong lúc di chuyển để khám phá một miệng núi lửa ở Úc. Shoemaker qua đời vào ngày 18/7 năm đó, để lại cho nền thiên văn học vô số đóng góp cực kì to lớn. Thương tiếc cho người thầy và cũng là đồng nghiệp của mình, Carolyn Porco, người sinh viên từng phụ giúp ông khám phá sao chổi Shoemaker-Levy đã nảy ra một ý tưởng độc đáo để tôn vinh ông. Cô đã lập kế hoạch an táng Shoemaker lên Mặt Trăng.

    Tro cốt của ông được chất lên tàu Lunar Pros Inspector, một tên lửa được phóng vào ngày 6 tháng 1 năm 1998 với mục tiêu đến cực Nam của Mặt trăng. Tro cốt của Eugene Shoemaker nằm trong một viên nang polycarbonate đặc biệt được sản xuất bởi một công ty có tên Celestis. Bên ngoài của viên nang được đánh dấu bằng tên, ngày sinh và ngày mất cũng như hình ảnh mà ông đang huấn luyện phi hành gia trong một chuyến đi thực địa địa chất.

    Tàu thăm dò Luna đã đến mặt trăng vào ngày 31 tháng 7 năm 1999. Cùng ngày, họ phóng viên nang chứa tro cốt của Shoemaker xuống Mặt Trăng, do đó Eugene Shoemaker đã được ở nơi mà ông ấy luôn muốn đến. Cho tới nay, ông là người Trái Đất đấu tiên và duy nhất được an táng trên Mặt Trăng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày