Facebook đang dồn toàn lực vào canh bạc lớn nhưng rất có thể sẽ lại đi vào vết xe đổ
Thứ làm nên sức hút của mô hình kinh doanh Facebook đang theo đuổi chính là việc nó không phải tự mình sản xuất nội dung mà người dùng sẽ đảm nhận vai trò này. Thế nhưng giờ đây chính Facebook lại đang phải trả tiền người dùng để họ sản xuất nội dung, liệu đây có phải một dấu hiệu cho thấy công ty đang chuyển dịch mô hình kinh doanh?
Ông chủ Facebook có vẻ như đang ám ảnh với live video khi liên tục hối thúc nhân viên dồn toàn lực vào canh bạc mới này.
Những tháng vừa qua, Mark đã đăng tải hàng loạt khoảnh khắc tường thuật trực tiếp, bao gồm cả một màn hỏi đáp với Jerry Seinfeld với lượng view khó có video nào trên Facebook sánh kịp (9,6 triệu lượt).
Thế nhưng trong khi Zuckerberg rõ ràng nhìn thấy những giá trị lớn lao của thế giới live video, hầu hết người dùng lại không nhìn thấy điều đó. Đây cũng là thách thức lớn nhất hiện nay cho đội ngũ Facebook.
Số liệu từ Tubular Labs, một công ty chuyên cung cấp phần mềm khai thác dữ liệu video cho thấy tuy lượng view của live video đang ngày càng tăng lên nhưng số lượng tài khoản cũng như số lượt đăng tải live video vẫn dậm chân tại chỗ.
Thậm chí tháng 6 vừa qua, số lượng video live stream còn tụt giảm so với tháng 5. Số tài khoản tường thuật trực tiếp cũng chỉ tăng 40.000, giảm khá nhiều so với mức tăng 150.000 từ tháng 4 đến tháng 5.
Facebook từ chối bình luận về những con số này.
Mặc dù những dữ liệu kể trên chưa thể nói cho chúng biết lý do tại sao số lượt đăng tải video lại tăng chậm chạp như vậy, nhưng chắc chắn luôn tồn tại một nguyên lý đơn giản là live video khiến mọi người xuất hiện kém hấp dẫn đi rất nhiều so với video upload thông thường bởi họ không có cơ hội chỉnh sửa hay thêm thắt các chi tiết hay ho vào đó.
Canh bạc lớn này của Mark Zuckerberg có thể sẽ đi vào vết xe đổ của Twitter: chỉ có một nhóm nhỏ người dùng thực sự đăng tải nội dung.
Năm ngoái, giá cổ phiếu của Twitter đã tụt giảm mạnh sau khi tăng trưởng người dùng tụt lại. Lý do là bởi chỉ một nhóm nhỏ người dùng Twitter thường xuyên chia sẻ phần lớn nội dung trên mạng xã hội này. Mọi người có thể vẫn ghé vào xem những nội dung này nhưng họ lại không hề chia sẻ nội dung trên trang của chính mình.
Thay đổi mô hình kinh doanh?
Trong khi đó, Facebook vẫn đang chi trả số tiền không nhỏ để những người nổi tiếng và các hãng truyền thông sử dụng live video. Theo nhiều nguồn tin, các kênh truyền thông nổi tiếng như BuzzFeed, New York Times, Business Insider,… nhận được tổng số tiền lên đến 50 triệu USD.
Vài tháng trước, Facebook cũng được đưa tin là đang đối mặt với một sự tụt giảm lớn về số lượt chia sẻ nội dung cá nhân. Theo trang tin The Information, con số tụt giảm đã lên đến 21% so với thời điểm giữa 2015.
Nhà phân tích Andrew Left cho rằng “Thứ làm nên sức hút của mô hình kinh doanh Facebook đang theo đuổi chính là việc nó không phải tự mình sản xuất nội dung mà người dùng sẽ đảm nhận vai trò này. Thế nhưng giờ đây chính Facebook lại đang phải trả tiền người dùng để họ sản xuất nội dung, liệu đây có phải một dấu hiệu cho thấy công ty đang chuyển dịch mô hình kinh doanh?"
Ngay cả khi Facebook dứt hẳn việc trả tiền cho các cá nhân và đơn vị nổi tiếng để họ sử dụng live video thì công ty cũng vẫn phải tuân thủ cam kết chia sẻ doanh thu với những người khởi tạo nội dung lớn nhất trên nền tảng này.
Nếu thật sự chỉ có một nhóm nhỏ người dùng thường xuyên đăng tải live video, họ hoàn toàn có thể mong đợi nhận được một khoản chia sẻ doanh thu quảng cáo từ Facebook – tương tự như cách Youtube đãi ngộ những người khởi tạo nội dung hot nhất của mình; và khi đó thì mảng kinh doanh video mới này của Facebook cũng sẽ không còn hấp dẫn như kỳ vọng ban đầu nữa.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời