Gần 100 năm trước, chúng ta từng đổ lỗi cho sóng vô tuyến gây động đất, bây giờ là ung thư
Có vẻ như thói quen đổ tại của người đời vẫn còn đó sau gần một thế kỉ.
Công nghệ mới luôn làm người ta sợ hãi, tôi đang không nói về việc trí thông minh nhân tạo sẽ thống trị Trái Đất (vì cái đó nằm ở bài viết khác), tôi đang nói về thói quen “đổ tại” của người dân với việc mắc bệnh hay thảm họa thiên nhiên gì đó diễn ra. Không phải chỉ có thời nay người ta đổ ung thư tại wifi đâu, từ hàng chục thậm chí hàng trăm năm trước, người dân đã có thói “đổ tại” này rồi. Như những người nông dân hồi những năm 1920 đã đổ tại công nghệ radio là tác nhân gây ra việc mưa quá nhiều, động đất và hạn hán.
Tháng 10 năm 1924, một bài báo được đăng trên Tạp Chí Khoa Học và Phát Minh của tác giả Hugo Gernsback (hiện tại, ông được coi là huyền thoại trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng), giải thích rằng dù nhiều người đổ tội cho sóng vô tuyến là nguyên do của những hiện tượng thời tiết cực đoan, nhưng sóng vô tuyến vẫn không có một chút liên quan khoa học nào.
Công nghệ radio vẫn còn mới với đại đa số người dân Mỹ vào đầu những năm 1920, và cũng tự nhiên thôi khi mà người dân tin vào những thứ kì quái xung quanh kĩ thuật mới này. Và như bạn thấy trong bài báo mà Gernsback viết, ông ấy là một người tin tưởng vào năng lực chữa bệnh của sóng vô tuyến. Ông tin rằng trong tương lai, công nghệ này thậm chí có thể làm giảm được huyết áp con người.
Một phần bài báo mà Gernsback viết được chúng tôi dịch lại dưới đây.
Mỗi khi một cơn lốc xoáy, hay một cơn mưa lớn kéo dài, hạn hán nhiều tháng trời hay thậm chí là cả động đất, người ta lại đổ tại sóng vô tuyến. Tất nhiên là mấy nhà khoa học kia bác bỏ hoàn toàn và cười cợt những giả thuyết đưa ra về nguyên nhân của những thảm họa kia là do sóng vô tuyến, nhưng những nhận định về việc sóng vô tuyến có ảnh hưởng tới MỘT SỐ những hiện tượng thời tiết là hoàn toàn đúng. Việc này có thể so sánh với một chiếc quạt điện giữa đồng bằng, hẳn là cái quạt đó phải tạo ra MỘT ÍT gió và gây nên MỘT ÍT sự chuyển động trong không khí, nhưng việc ảnh hưởng của quạt điện từ khoảng cách cả chục cây số thì cũng coi như là không, và sóng vô tuyến thì cũng vậy.
Khi bạn đang đọc những dòng này, thì sóng vô tuyến đang truyền qua người bạn từ mọi phía đó. Không kể bạn đang đứng ở đâu, sóng với đủ cường độ lớn bé sẽ chạy qua cơ thể bạn vào mọi lúc. Nếu bạn đứng ở chỗ thoáng, sóng sẽ truyền qua người bạn mạnh hơn khi ở trong thành phố.
Nhưng những sóng này sẽ có ảnh hưởng gì lên cơ thể bạn? Như chúng ta đã quan sát, thì tác động của nó lên người ta là không có gì cả, chắc là hơn việc ánh nắng chiếu vào cửa kính đôi chút.
Nếu như bạn sống ngay dưới một trạm phát sóng vô tuyến, kiểu gì cơ thể bạn cũng bị ảnh hưởng, nhưng đừng lo, những ảnh hưởng này lại tốt cho sức khỏe của bạn. Nếu mà cơ thể bạn bị ảnh hưởng bởi những loại sóng này tầm 20 tới 30 năm, bạn có thể nhận được lợi ích từ chúng (như là giảm huyết áp chả hạn,). Nhưng bạn phải sống ngay sát với trạm phát sóng, nếu không thì chả có tác dụng gì cả.
Trong khoảng tầm 50 tới 100 năm nữa, với một trạm radio “siêu khủng”, tạo ra hàng triệu hay hàng tỉ kilowatt, tình thế có thể thay đổi. Lợi ích của sóng vô tuyến sẽ truyền tới mọi người trên hành tinh, bất kể bạn đang ở đâu. Không chỉ con người, thực vật cũng sẽ được hưởng lợi ích. Mùa màng, cây cối sẽ phát triển nhanh gấp 2 cho tới 10 lần hiện tại, và sản lượng thu được sẽ lớn hơn rất nhiều. Lúc ấy trạm phát sóng vô tuyến sẽ điều khiển được thời tiết. Nếu như khu vực nào cần mưa, thì khu vực ấy chỉ cần tắt trạm phát sóng một tới hai ngày trong tuần, cứ như vậy là sẽ có mưa thôi.
90 năm trước, sóng vô tuyến người ta cho rằng là có hại cho sức khỏe, thậm chí là gây ra cả lốc xoáy hay động đất. Nhưng đến thế kỉ này, người ta đã sử dụng sóng vô tuyến để hạ huyết áp cho bệnh nhân rồi đó! Ai mà biết được ngày mai, ngày kia sóng wifi sẽ làm được gì.
Theo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời