Gặp nhau trên Facebook, 2 chàng trai Việt startup nên ứng dụng top 20 thế giới sánh ngang cùng Facebook, hoạt động trơn tru từ năm 2015 mà chưa cần bất kỳ vòng gọi vốn nào
Nguyễn Tuấn Cường cùng với CEO và đồng sáng lập Vũ Tuấn Bình tạo ra Amanotes hiện là startup âm nhạc phát triển nhanh bậc nhất tại TP Hồ Chí Minh.
- Startup này thu thập hàng tỷ hình ảnh từ internet để tạo cơ sở dữ liệu nhận dạng khuôn mặt
- Startup Trung Quốc gắn vi chip vào vải để giúp giường chiếu khách sạn luôn sạch sẽ
- CEO bị sa thải vì ném 76.120 USD của startup vào cuộc trụy lạc ở quán bar thoát y
- Founder WeFit chia sẻ về những khó khăn của startup công nghệ dịp cuối năm
- Startup ứng dụng công nghệ in 3D sản xuất chi giả cho người khuyết tật, gọi vốn được hơn 22 triệu USD, quy mô thị trường lên tới gần 3 tỷ USD
Tháng 2 hàng năm, Forbes Vietnam luôn gây chú ý khi công bố danh sách 30 Under 30 - tôn vinh những gương mặt trẻ có ảnh hưởng tích cực trong ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của họ tại Việt Nam. Năm nay, có một cái tên mới nổi đáng chú ý là Nguyễn Tuấn Cường – đồng sáng lập Amanotes.
Không giống như những tên tuổi nổi tiếng khác trong danh sách của Forbes, cho đến tận bây giờ, Tuấn Cường và công ty của anh vẫn rất ít được biết đến.
Amanotes được thành lập năm 2015 bởi Cường cùng với CEO và đồng sáng lập Vũ Tuấn Bình. Hiện tại công ty này đang trở thành startup âm nhạc phát triển nhanh bậc nhất tại TP Hồ Chí Minh, được biết đến là một trong những người chơi chính trong làng game nhạc di động.
Dù ít được biết đến như vậy nhưng App Annie năm ngoái đã xếp Amanotes là một trong top 20 ứng dụng di động trên khắp các nền tảng, sánh ngang cùng với Facebook và Bytedance. SensorTower cũng đánh giá Amanotes trong top 20 ứng dụng trên thế giới với lượt tải lớn nhất trong năm 2019.
Sản phẩm dẫn đầu của công ty là Magic Tiles 3 mô phỏng các dụng cụ âm nhạc như piano, guitar và trống giúp người dùng mô phỏng chơi được những bài hát nổi tiếng. Nó đã được tải 275 triệu lượt kể từ khi ra mắt vào năm 2016.
2 đồng sáng lập gặp nhau qua một group trên Facebook
Năm 2012, 2 đồng sáng lập đã gặp gỡ nhau lần đầu tiên thông qua một bài đăng trên Launch – một group Facebook dành cho cộng đồng khởi nghiệp ở Việt Nam.
Cường khi ấy vừa mới tốt nghiệp Đại học Ngoại thương đang tìm việc tại một startup. Bình trước đó đã đồng sáng lập nên một startup game nhạc có tên MusicKing nhưng sau đó nó đã gặp thất bại và phải đóng cửa vào năm 2009. Biết chơi cùng piano, sáo tre Việt Nam và guitar đồng thời lại cũng có nền tảng công nghệ, Bình muốn lập ra một dự án mới kết hợp âm nhạc và công nghệ.
Cả hai cảm thấy hợp nhau về tư tưởng.
Vậy là, Cường đã vẽ ra tầm nhìn về việc xây dựng một startup tập trung vào game âm nhạc tương tác. 2 đồng sáng lập bắt đầu nghiên cứu và tìm tòi những mô hình mới.
Trong những ngày đầu, Amanotes được hình thành hoàn toàn dựa vào nguồn quỹ của chính 2 nhà sáng lập. Nguồn vốn bên ngoài duy nhất không phải có thông qua các tổ chức đầu tư mà bằng việc duy trì lượng doanh thu nhỏ từ việc xây dựng web cho những công ty Việt Nam khác.
Magic Tiles 3 được ra đời với suy nghĩ rằng: "Chúng tôi muốn cả những người dùng dù không có nền tảng về âm nhạc có thể chơi được. Bởi vậy, chúng tôi tập trung vào việc biến âm nhạc trở nên sinh động nhất có thể". Ngoài ra họ cũng hướng đến mang lại trải nghiệm đơn giản nhất cho người chơi thông qua việc chỉ cần thực hiện 1, 2 thao tác.
Theo Cường, các nhà phát triển trong lĩnh vực này phải đối phó với việc chi phí xin giấy phép những bài hát muốn sử dụng trong game rất cao cũng như chi phí tiếp thị để đưa tên tuổi đến những thị trường tiềm năng.
Dẫu vậy, Amanotes đã quyết định ngay từ đầu là sẽ chịu chi cho việc xin giấy phép những bài hát sử dụng. Sự kết hợp giữa các bài hát chất lượng cao và công nghệ đảm bảo tương tác âm nhạc thực nhất chính là yếu tố chính mang lại thành công cho Magic Tiles 3.
Cường nói rằng thành công của Amanotes bắt nguồn từ việc cho phép người dùng trải nghiệm toàn bộ bài hát thay vì chỉ là từng giai điệu.
Ra mắt vào năm 2016, Magic Tiles 3 được làm trong 2 năm và là sản phẩm chủ chốt đưa Amanotes trở thành người chơi chính trong lĩnh vực xuất bản game di động. Công ty đã thành công mà không cần chi quá nhiều cho tiếp thị.
"Ai cũng có thể chơi nhạc"
"Phương châm của chúng tôi là ai cũng có thể chơi nhạc. Và bạn có thể xem từ âm nhạc mà tôi nói ở đây như một động từ, không phải danh từ. Hầu hết mọi người chỉ thích nhạc, nghe nhạc nhưng chúng tôi muốn giúp họ có thể tương tác với âm nhạc".
Sau khi xuất hiện trong danh sách Forbes 30 Under 30, Tuấn Cường - chàng trai 29 tuổi trở thành gương mặt đại diện của Amanotes. Sở hữu bằng thạc sỹ Sáng tạo và Khởi nghiệp tại Đại học Amsterdam, anh hiện là Giám đốc sản phẩm của công ty, quản lý việc phát triển và chiến lược cho những tựa game hot của công ty vốn được tải hơn 700 triệu lần bởi người dùng trên toàn thế giới.
Amanotes không tiết lộ tình hình tài chính chi tiết nhưng Cường nói rằng doanh thu của công ty được tạo ra từ quảng cáo và bán các món đồ trong game. Amanotes cũng có thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận với những nhà phát triển phát triển được tựa game trên nền tảng của Amanotes.
Amanotes hiện có 140 nhân viên, có quốc tịch từ 10 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Amanotes có một văn phòng khác tại Singapore và có kế hoạch tiếp tục mở ở thêm văn phòng tại Mỹ.
Công ty mới đây đã tuyển Bryan Teo làm Giám đốc điều hành – người trước đó giữ vị trí CEO Chợ Tốt và 701Search – cả 2 công ty gần đây đã bị mua lại bởi Carousell.
Cường nói rằng kế hoạch dài hạn của Amanotes không chỉ là xây dựng những ứng dụng mới. Công ty sẽ phát triển một hệ sinh thái âm nhạc hoàn thiện cho các nhà xuất bản, nhà phát triển, ca sỹ, người chơi và cả những người học chơi nhạc.
Tại thời điểm này, Amanotes là startup đặc biệt chưa nhận bất kỳ vốn góp bên ngoài nào kể từ khi thành lập vào năm 2015. "Tuy nhiên chúng tôi đang muốn hướng tới việc đó. Mục tiêu của chúng tôi là có vốn để thâu tóm những startup khác để có thể thúc đẩy tầm nhìn ai cũng có thể chơi nhạc của mình lên một tầm cao mới".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"