Một số ứng dụng chứa mã độc nguy hiểm HiddenAds được ngụy trang dưới dạng những phần mềm dọn rác hoặc được quảng cáo là có thể tối ưu hóa thời lượng sử dụng pin.
- [Webinar] CI/CD & Kubernetes - Tăng tốc phát triển phần mềm & Đơn giản hóa triển khai vận hành với các hướng dẫn thực tế
- "Nâng tầm" chất lượng âm thanh của bất cứ tai nghe nào bằng phần mềm miễn phí này
- Ác mộng chưa thấy hồi kết của Elon Musk: Đức tuýt còi lỗi phần mềm trên xe Tesla, 59.000 phương tiện bị ảnh hưởng
- Tàu vũ trụ chạy Windows 98 vừa được cập nhật phần mềm: Vì sao chúng ta vẫn dùng 'đồ cổ' khi khám phá không gian?
- Google cảnh báo phần mềm gián điệp nhắm đến điện thoại sử dụng iOS và Android
Các chuyên gia bảo mật tại McAfee mới đây đã phát hiện một số ứng dụng có chứa mã độc HiddenAds trên các thiết bị Android. Đây là loại mã độc cho phép phần mềm có thể tự động ẩn và rất khó để có thể gỡ bỏ triệt để sau khi đã cài đặt.
Đáng chú ý, loại mã độc này có khả năng tự động chạy các dịch vụ độc hại, liên tục hiển thị quảng cáo trên thiết bị của nạn nhân.
Trong bài đăng trên Blog của McAfee, các chuyên gia cho biết, hầu hết ứng dụng này đã được ngụy trang dưới dạng những phần mềm dọn rác hoặc được quảng cáo là có thể tối ưu hóa thời lượng sử dụng pin trên thiết bị Android.
Theo các chuyên gia, các ứng dụng độc hại này hiện đã bị gỡ khỏi Play Store. Tuy nhiên, nếu người dùng đã vô tình tải xuống và cài đặt các ứng dụng này, cần kiểm tra thật kỹ thiết bị và gỡ sạch chúng ra khỏi smartphone.
Dưới đây là 13 ứng dụng chứa mã độc HiddenAds đã được các chuyên gia bảo mật tại McAfee phát hiện:
- Junk Cleaner
- EasyCleaner
- Power Doctor
- Super Clean
- Full Clean -Clean Cache
- Fingertip Cleaner
- Quick Cleaner
- Keep Clean
- Windy Clean
- Carpet Clean
- Cool Clean
- Strong Clean
- Meteor Clean
Trong thời gian qua, nhiều ứng dụng độc hại đã được phát triển trên kho ứng dụng Play Store của Google. Điều đó cho thấy các chính sách kiểm duyệt của gã khổng lồ tìm kiếm vẫn còn lỏng lẻo.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
CEO Nvidia nuối tiếc vì từ chối khoản vay của tỷ phú Masayoshi Son để tự thâu tóm chính công ty mình
Masayoshi Son, tỷ phú Nhật Bản và nhà sáng lập Softbank, từng đề nghị giúp Huang mua lại Nvidia.
Người dùng YouTube Premium bức xúc vì vẫn thấy quảng cáo, YouTube đáp trả: 'Không thể nào!'