Alibaba - Đế chế Công nghệ mới của thế giới

    Billvn,  

    Alibaba đã trở thành một tập đoàn thương mại điện tử lớn nhưng có vẻ như tham vọng của công ty này vẫn chưa dừng lại ở đó.

    Alibaba đã trở thành một tập đoàn thương mại điện tử lớn nhưng có vẻ như tham vọng của công ty này vẫn chưa dừng lại ở đó. Đầu tuần này, Alibaba đã thông báo họ chuẩn bị tung ra dịch vụ video trực tuyến Tmall Box Office (TBO). Trong một cuộc họp với phóng viên, Patrick Liu, người đứng đầu mảng giải trí kỹ thuật số của Alibaba cho biết mục tiêu của công ty là "thành công giống như HBO và Netflix tại Hoa Kỳ".

    Alibaba: đế chế mới của làng công nghệ

    Alibaba: đế chế mới của làng công nghệ

    Alibaba bây giờ không chỉ cạnh tranh với Netflix để thu hút sự chú ý của người dùng Trung Quốc mà còn với nhiều gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ như Google, Amazon, Apple. Với lợi thế sân nhà, Alibaba được dự đoán sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các công ty công nghệ khác khi họ muốn mở rộng thị trường sang Trung Quốc dù đây là một thị trường tiềm năng bậc nhất thế giới.

    Ngoài các hoạt động thương mại điện tử, Alibaba cũng có chỗ đứng nhất định trong lĩnh vực điện toán đám mây, thanh toán di động, tìm kiếm và một số khoảng đầu tư vào các dịch vụ chia sẻ xe. Alibaba cũng có ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội riêng, hầu như mọi ngóc ngách của thế giới số đều có tên của công ty này.

    Rajeev Chand, giám đốc quản lý của ngân hàng đầu tư Rutberg & Co. cho biết ông hoàn toàn không ngạc nhiên khi Alibaba tiếp tục đầu tư vào dịch vụ video trực tuyến hay bất kì một lĩnh vực nào khác vì tiềm năng của công ty này là rất lớn.

    Chand phân tích thêm, cũng giống như người dùng Amazon ủng hộ cho dịch vụ âm nhạc Prime Instant Video (của Amazon) hay người dùng Google yêu thích YouTube, dịch vụ video TBO cũng hứa hẹn sẽ rất thành công khi cộng đồng người sử dụng các dịch vụ của Alibaba hiện nay là một con số khổng lồ.

    Ông ví von "trong công nghệ không có đường bơi mà nó là một hồ bơi", có nghĩa là không có một cuộc đua đường trường đơn thuần trên một lĩnh vực (một làn bơi) mà các công ty có thể phát triển kinh doanh theo nhiều lĩnh vực, giống như khi ở trong bể bơi, bạn có quyền bơi về nhiều hướng khác nhau.

    Không có gì ngạc nhiên khi Alibaba tiếp tục đầu tư vào dịch vụ video trực tuyến hay bất kì một lĩnh vực nào khác vì tiềm năng của công ty này là rất lớn.

    Không có gì ngạc nhiên khi Alibaba tiếp tục đầu tư vào dịch vụ video trực tuyến hay bất kì một lĩnh vực nào khác vì tiềm năng của công ty này là rất lớn.

    Đây cũng là cách tiếp cận của nhiều công ty công nghệ Mỹ khi họ đầu tư vào nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau và Alibaba cũng không phải là một ngoại lệ. Alibaba có lợi thế sân nhà nhưng điều này không có nghĩa là các công ty Mỹ sẽ từ bỏ thị trường "béo bở" Trung Quốc.

    Bằng chứng là trong một tài liệu bị rò rỉ mới đây, dịch vụ Uber có khoảng 1 triệu giao dịch mỗi ngày tại Trung Quốc và công ty này đang có kế hoạch "bơm" thêm 1 tỷ USD cho hoạt động của mình tại thị trường này. Với những thị trường còn non trẻ như lĩnh vực xe chia sẻ, các công ty nước ngoài vẫn có nhiều cơ hội cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc, nơi Alibaba chưa có ảnh hưởng lớn và sâu rộng.

    Jack Ma, ông chủ của Alibaba

    Jack Ma, ông chủ của Alibaba

    Nhưng với thương mại điện tử, điện toán đám mây, Alibaba đã là một thế lực lớn tại Trung Quốc. Thành công này một phần nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các website như Sohu, iQiyi, và Youku Tudou mà Alibaba đã đầu tư từ năm ngoái.

    Nói như vậy để thấy rằng những công ty như Netflix sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn để giành thị phần tại Trung Quốc chứ không được thuận lợi như Uber, nhất là khi Alibaba đang chuẩn bị cung cấp dịch vụ TBO tại thị trường này.

    Tham khảo: Wired

    >> Alibaba chi 1,2 tỷ USD mua cổ phần tại Micromax: tham vọng lấn sân Ấn Độ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ