Hộp cát kỳ ảo như có phép thuật giúp học Địa lý trở nên thú vị

    Dee Tee,  

    Chắc chắn phương pháp học này sẽ thú vị hơn nhiều những tấm bản đồ bình thường.

    Những hộp cát dưới đây ra đời hướng tới việc giảng dạy Địa Lý cho trẻ em. Dựa trên công nghệ tương tác ảo AR và đồng bộ thời gian thực, nhóm phát triển đã cho ra một sản phẩm có khả năng mô tả địa hình giống các tấm sa bàn kiểu cũ. Hãng phát triển hy vọng sẽ giúp trẻ nhỏ vừa chơi đùa vừa có thể học môn Địa lý.

    Phương thức hoạt động của nó tương đối đơn giản, một chiếc máy chiếu được trang bị cảm biến sẽ quét độ cao địa hình được nhào nặn phía dưới hộp cát và chiếu màu sắc hình ảnh phù hợp lên đó.

    Một sản phẩm hộp cát thông minh.

    Một dự án tương tự của trường đại học MIT đã từng được phát triển từ năm 2002, do giáo sư Yao Wang phụ trách. Dự án đó có tên SandScape, hình thành trước cả khi công nghệ Kinect được đưa vào sử dụng. SandScape sử dụng công nghệ quét Laser Minolta Vivid-900 với giá thành lên tới 40.000 USD và chỉ có thể quét với độ phân giải 320x240. Tốc độ quét của chiếc máy khi đó cũng rất chậm, 1,2 giây cho mỗi lần quét, và người ta gọi nó là "rất sát với thời gian thực".

    Chiếc máy quét cách đây 13 năm.

    Mặc dù công nghệ lúc đó chưa đáp ứng tốt được sự sáng tạo của những giáo sư và sinh viên trường MIT, nhưng họ đã chứng minh cho mọi người thấy đó là khởi đầu của tương tác ảo trong giáo dục. Chiếc máy của nhóm đã hoàn thành tốt việc phân tích độ cao, độ dốc, bóng và định hướng địa hình cũng như dòng nước của san bàn.

     

    Hộp cát tương tác ảo đầu tiên trên Thế Giới.

    Sau dự án nói trên, đã có một vài sản phẩm "hộp cát" nổi bật xuất hiện, như Magical Sandbox của Disney, iSandbox của Nga hay Source Sandbox do UC Davis Open phát triển. Mỗi sản phẩm ra mắt đều có những đặc trưng rất riêng, từ giải trí tới phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.

    Năm 2009, Disney đưa vào sử dụng một hộp cát "ma thuật" tại các khu giải trí của mình. Sản phẩm này đặc biệt ở chỗ, nó dựa vào công nghệ trình chiếu để kể một câu truyện về hành trình của những quả trứng rùa trên bãi cát. Dưới đây là Video về Magical Sandbox.

     

    Sản phẩm sử dụng với mục đích giải trí tại các công viên Disneyland.

    Trái lại với mục đích giải trí của Magical Sandbox, Source Sandbox của trung tâm UC Davis Open được sử dụng trong giảng dạy khoa học. Với công nghệ tương tác ảo đã được cải tiến rất nhiều, sử dụng cảm biến Microsoft Kinect, chiếc máy quét thời gian thực giúp mọi thứ diễn ra tuyệt vời hơn rất nhiều so với dự án trước đó của MIT.

    Source Sandbox cũng lần đầu tiên mô tả được hình ảnh dòng nước chảy và bóng của địa hình. Công nghệ Kinect đã mang lại rất nhiều những điểm mới trên Source Sandbox, trẻ em có thể tương tác thời gian thực với sản phẩm này, nó sẽ đáp ứng lại ngay tức thì.

     

    Một trong những hộp cát tương tác ảo mới nhất.

    Sau cùng, iSandbox là "hộp cát thông minh" mới nhất tới từ nước Nga, với những tính năng được đáp ứng rất tốt như tạo ra những núi lửa và theo dõi quá trình phun trào của nó. Kích thước lớn hơn, cùng với các thiết lập tọa độ hỗ trợ giảng dạy cực tốt. Dù vậy, điều đáng tiếc sản phẩm này có giá lên tới 3.500 USD.

     

    Chiếc hộp cát có giá 3.500 USD của Nga.

    Những chiếc hộp cát trên chỉ là số ít các sản phẩm công nghệ đang góp phần thay đổi phương pháp dạy học trong các nhà trường. Công nghệ cao đang len sâu vào mọi ngõ ngách cuộc sống của chúng ta và làm mọi thứ tốt đẹp hơn.

    Tổng hợp

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ