Lịch sử 40 năm hình thành và phát triển của Apple qua 30 bức ảnh

    NhungNg,  

    Dưới đây là chùm ảnh về những ngày đầu tiên của Apple, từ khi mới ra đời cách đây 30 năm cho đến khi trở thành “trái táo” được cả thế giới thèm khát.

    Sau gần 40 năm kể từ ngày thành lập, hiện giờ Apple đã trở thành một cái tên nhà nhà đều quen mặt. Thế nhưng, không nhiều người biết, trước khi trở thành thương hiệu có giá trị lớn nhất toàn cầu như hiện nay, Apple chỉ là một công ty gồm 3 chàng trai trẻ tuổi trong một... gara để xe ở California.

    Apple được đồng sáng lập vào 1/4/1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak tại Los Altos, California.

    Apple được đồng sáng lập vào 1/4/1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak tại Los Altos, California.

    Ba sáng lập viên của Apple là Steve Wozniak, Steve JobsRonald Wayne. Trước khi trở thành đồng sáng lập công ty máy tính Apple, Steve Wozniak đã từng là một kỹ sư điện tử. Năm 1975, ông bắt đầu tham dự vào sự kiện Homebrew Computer Club, lần đầu ra mắt sản phẩm máy tính của riêng mình cùng 2 cộng sự.

    Nhà đồng sáng lập thứ 3 của Apple - Ronald Wayne.

    Nhà đồng sáng lập thứ 3 của Apple - Ronald Wayne.

    Trong số 3 nhà sáng lập, Ronald Wayne có tuổi đời cùng tuổi nghề kinh doanh vượt trội hơn hẳn so với 2 chàng thanh niên trẻ tuổi. Chính vì lẽ đó, Steve Jobs đã quyết định mời Ronald Wayne về hợp tác, hy vọng những kinh nghiệm kinh doanh kỳ cựu của ông sẽ giúp Apple phát triển bền vững. Thế nhưng, Wayne lại quyết định ra đi chỉ sau... 12 ngày làm việc. Khi Apple còn chưa chính thức ra mắt, Wayne đã kết thúc quá trình làm việc và bán lại toàn bộ cổ phiếu của mình cho các cổ đông khác trong công ty với giá 800 USD.

    Chính Ronald Wayne là người vẽ nên logo đầu tiên cho Apple.

    Chính Ronald Wayne là người vẽ nên logo đầu tiên cho Apple.

    Chính Ronald Wayne là người "chấp bút" vẽ nên logo đầu tiên của Apple Inc. Chiếc logo được vẽ tay hoàn toàn bằng bút mực, mô phỏng nhà bác học Isaac Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây táo cùng tên thương hiệu Apple chạy trên dải băng trang trí xung quanh. Tuy nhiên, logo này chỉ được sử dụng trong vỏn vẹn... 1 năm với sự ra đời của máy tính Apple thế hệ đầu tiên.

    Văn phòng đầu tiên của Apple chính là gara để xe của bố mẹ Steve Jobs.

    "Văn phòng" đầu tiên của Apple chính là gara để xe của bố mẹ Steve Jobs.

    Nơi làm việc chính thức đầu tiên của công ty máy tính Apple chính là gara để xe của bố mẹ Steve Jobs. Đây cũng là một điểm chung với "gã khổng lồ tìm kiếm" khi 2 nhà đồng sáng lập Google cũng bắt đầu sự nghiệp ở một gara để xe.

    Sản phẩm đầu tiên của Apple Inc.

    Chiếc máy tính Apple I - Sản phẩm đầu tiên của Apple được thiết kế bởi Steve Wozniak.

    Sản phẩm đầu tiên của Apple Inc. chính là chiếc máy tính Apple thế hệ I, chỉ bao gồm 1 bo mạch chủ với CPU, RAM và chip xử lý đồ họa cơ bản. Người dùng phải mua kèm với một bộ vỏ máy cùng bàn phím, màn hình riêng tùy theo nhu cầu. Giá cho một bộ máy tính "sơ khai" này là... 666 USD.

    Chiếc máy tính Apple I được thiết kế bởi Steve Wozniak.

    Bản ghi chép cho thiết kế đầu tiên của chiếc máy Apple I.

    Một điều không phải ai cũng biết, Steve Wozniak chính là "cha đẻ" cho mọi mẫu thiết kế của các thế hệ máy tính Apple trước khi rời khỏi công ty.

    Steve Jobs gọi vốn thành công 250,000 USD nhà nhà đầu tư Mike Markkula.

    Steve Jobs "gọi vốn" thành công 250,000 USD nhà nhà đầu tư Mike Markkula.

    Trong khi đó, Steve Jobs lại có trách nhiệm quản lý các vấn đề kinh doanh thiết yếu, thuyết phục các nhà đầu tư để mắt đến và "rót vốn" vào Apple. Cuối cùng, triệu phú Mike Markkula là người đầu tiên nhận ra tiềm năng của Apple và đầu tư một khoản trị giá 250,000 USD, hỗ trợ cho Apple trong suốt giai đoạn non trẻ của công ty này. Theo đó, Markkula nắm trong tay 1/3 số cổ phiếu của Apple lúc bấy giờ.

    Michael Scott - Chủ tịch và CEO đầu tiên của Apple Inc.

    Michael Scott - Chủ tịch và CEO đầu tiên của Apple Inc.

    Cũng chính Markkula là người có công đưa Apple chính thức đi vào hoạt động khi đưa Michael Scott lên làm Chủ tịch kiêm CEO đầu tiên của Apple Inc. vào năm 1977, với lý do cả 2 Steve đều quá trẻ để đảm nhận chức vụ CEO vào thời điểm đó.

    Chiếc máy tính Apple II ra đời vào năm 1977.

    Chiếc máy tính Apple thế hệ II ra đời vào năm 1977.

    Năm 1977 cũng chứng kiến sự ra đời của máy tính Apple thế hệ thứ 2, chiếc máy tính cá nhân được dự đoán là sẽ "đánh chiếm cả thế giới" vào thời điểm đó. Không lâu sau, dự đoán đó nhanh chóng trở thành hiện thực.

    Giao diện phần mềm VisiCalc dùng để thiết kế nên máy tính Apple II.

    Giao diện phần mềm VisiCalc dùng để thiết kế Apple II.

    Điều mang lại công rực rỡ đến cho Apple II chính là phần mềm VisiCalc, giúp đưa chiếc máy tính này đến gần hơn với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Với VisiCalc, Apple cũng chính thức trở thành "kẻ đối đầu" với 2 thương hiệu máy tính hàng đầu lúc bấy giờ là Tandy và Commodore.

    Steve Jobs cùng các đồng nghiệp trong văn phòng Apple, nơi có hàng chục chiếc máy Apple II đang chờ được chuyển tới khách hàng.

    Steve Jobs cùng các đồng nghiệp trong văn phòng Apple, nơi có hàng chục chiếc máy Apple II đang chờ được chuyển tới khách hàng.

    Cho đến năm 1978, Apple mới có cho riêng mình một văn phòng làm việc thực sự, cùng đội ngũ nhân viên và dây chuyền sản xuất máy tính Apple thế hệ thứ 2.

    Sự ra đời của máy tính Apple III như một động thái đáp trả sự đi lên nhanh chóng của IBM và Microsoft cùng thời điểm.

    Sự ra đời của máy tính Apple III như một động thái đáp trả sự đi lên nhanh chóng của IBM và Microsoft cùng thời điểm.

    Vào năm 1980, Apple cho ra mắt máy tính Apple III dành riêng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, như một động thái trực tiếp đáp trả sự đi lên nhanh chóng của 2 công ty đối thủ IBM và Microsoft. Tuy nhiên, Apple III dường như lại không thể thỏa mãn một Steve Jobs đầy tham vọng. Lúc này, một hướng đi khác đã xuất hiện trong suy nghĩ của ông, với sự ra đời của máy tính Lisa.

    Ra đời vào năm 1983, Lisa là chiếc máy tính đầu tiên của Apple có giao diện tương tác người dùng (GUI).

    Ra đời vào năm 1983, Lisa là chiếc máy tính đầu tiên của Apple có giao diện tương tác người dùng (GUI).

    Sau khi được "giác ngộ" bởi Xerox PARC, Steve Jobs quyết định làm nên một cuộc "đại cách mạng" cho sản phẩm của Apple, với sự xuất hiện của GUI - giao diện tương tác người dùng, tương tự như những gì đang xuất hiện trên các thế hệ máy tính hiện nay. Kết quả là sự ra đời của chiếc máy tính Lisa vào năm 1983. Không may mắn là doanh số của Lisa lại... thấp thảm hại, lý do chính đến từ giá bán quá cao vào thời điểm đó trong khi không được tối ưu các phần mềm hỗ trợ.

    Steve Jobs - lúc bấy giờ là Chủ tịch của Apple - bên cạnh chiếc máy tính cá nhân Macintosh vào năm 1984.

    Steve Jobs - lúc bấy giờ là Chủ tịch của Apple - bên cạnh chiếc máy tính cá nhân Macintosh vào năm 1984.

    Không bỏ cuộc, Steve Jobs khởi xướng một dự án lớn thứ 2 với sự ra đời của chiếc máy tính Apple Macintosh, đánh dấu bước ngoặt cho Apple khi được công nhận là mẫu máy tính thân thiện nhất với người dùng. Ngoài ra, Macintosh còn được các chuyên gia thiết kế đồ họa ưa chuộng bởi những đột phá về hiển thị, cho dù màn hình máy tính lúc đó vẫn chỉ gồm 2 màu trắng đen cùng giá bán rất cao.

    Steve Jobs bên cạnh John Sculley, CEO mới của Apple vào năm 1983.

    Steve Jobs bên cạnh John Sculley, CEO mới của Apple vào năm 1983.

    Trong thời kỳ quảng bá cho Macintosh vào năm 1983, John Sculley trở thành vị CEO mới của Apple. Trước đó, Sculley vẫn đang là CEO trẻ tuổi nhất của Pepsi. Tuy nhiên, Steve Jobs đã thành công trong việc thuyết phục Sculley về làm việc cho Apple chỉ với một câu nói nay đã trở thành "huyền thoại": "Anh định bán nước ngọt cả đời hay sẽ cùng tôi thay đổi thế giới?"

     

     

    Năm 1984, Apple công bố đoạn phim quảng cáo dài 1 phút trên TV, góp phần đưa Apple trở thành "cái tên của mọi gia đình". Đoạn phim quảng cáo có tên "1984" được đạo diễn bởi Ridley Scott, tiêu tốn của công ty tới 1,5 triệu USD. Điều đặc biệt là đoạn phim này chỉ được phát sóng một lần duy nhất, trong thời gian diễn ra sự kiện Super Bowl XVIII năm 1984.

    Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Steve Jobs và Bill Gates vào năm 1983.

    Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Steve Jobs và Bill Gates vào năm 1983.

    Đây cũng đánh dấu thời điểm sự cạnh tranh giữa Steve Jobs và Bill Gates lên đến đỉnh điểm. Ban đầu, Microsoft được đề nghị viết phần mềm cho máy tính Macintosh của Apple. Nhưng kế hoạch này bất ngờ đổ bể vào năm 1983, khi Microsoft tiết lộ đang nghiên cứu cho ra đời giao diện tương tác người dùng của riêng mình có tên Windows.

    Bộ ba siêu đẳng Steve Jobs, John Sculley và Steve Wozniak.

    "Bộ ba siêu đẳng" Steve Jobs, John Sculley và Steve Wozniak.  

    Ở thời điểm đó, tuy có doanh thu rất cao nhưng Apple Macintosh vẫn chưa đủ sức đánh bại "kẻ tiên phong" IBM. Chính điều này dẫn tới trục trặc trong mối quan hệ giữa Steve Jobs - người đứng đầu đội ngũ chế tạo Macintosh với lối tư duy độc đáo - và Sculley - người sở hữu tầm nhìn kinh doanh khá thực dụng và bảo thủ. Mâu thuẫn giữa 2 người ngày một dâng cao kể từ thất bại của máy tính Lisa cùng với doanh số bán ra của Macintosh không được như mong đợi.​

    Steve Jobs - người đứng đầu Công ty máy tính NeXT - giới thiệu chiếc máy tính màu đầu tiên có tên NeXTstation vào năm 1991.

    Steve Jobs - người đứng đầu Công ty máy tính NeXT - giới thiệu chiếc máy tính màu đầu tiên có tên NeXTstation vào năm 1991.

    Mọi thứ dường như thay đổi khi đến năm 1985, Steve Jobs bắt đầu lên kế hoạch "đảo chính" nhằm "lật đổ vương triều" của John Sculley. Tuy nhiên, đáng buồn là hầu hết ban quản trị của Apple lại đứng về phía Sculley, rốt cục Steve Jobs mới là người bị "đá" ra khỏi bộ máy điều hành. Dường như không còn gì để mất, Steve Jobs bán lại toàn bộ cổ phiếu của mình ở Apple và bắt tay ngay vào xây dựng công ty máy tính NeXT, nơi anh được toàn quyền quyết định vận mệnh của mình.

    Steve Wozniak (ngồi giữa) đã quyết định tạm dừng công việc tại Apple.

    Sau sự ra đi của Steve Jobs, Steve Wozniak (ngồi giữa) đã quyết định tạm dừng công việc tại Apple.

    Sau khi Steve Jobs "dứt áo ra đi" khỏi đội ngũ Apple, Steve Wozniak cũng quyết định rời bỏ công ty này không lâu sau đó. Chia sẻ về lý do kết thúc công việc tại đây, ông nói rằng đã từ lâu Apple đã không còn gây cảm hứng làm việc cho ông, và rằng công ty này đang ngày càng đi sai hướng. Ông cũng bán toàn bộ cổ phiếu của mình tại Apple trước khi đi theo con đường sự nghiệp riêng.

    Với sự ra đi của Song Steve, John Sculley nắm trong tay vận mệnh của Apple.

    Với sự ra đi của "Song Steve", John Sculley nắm trong tay vận mệnh của Apple.

    Khi cả 2 Steve đã quyết tâm ra đi, John Sculley dường như nắm trong tay cả vận mệnh của Apple. Thời gian đầu, khi mọi thứ vẫn còn khá khả quan, Apple cho ra mắt sản phẩm máy tính xách tay PowerBook và hệ điều hành System 7 vào năm 1991. Hệ điều hành System 7 đánh dấu bước ngoặt lớn cho Apple khi trở thành hệ điều hành màu đầu tiên cho các máy Macintosh, cho đến khi hệ điều hành OS X ra đời năm 2001.

    Newton MessagePad - Cú flop tệ hại nhất trong lịch sử của Apple.

    Newton MessagePad - Cú flop tệ hại nhất trong lịch sử của Apple.

    Thập niên 90 chứng kiến không ít khó khăn của Apple khi công ty này phải chật vật nhằm giữ vững vị trí của mình trong thị trường máy tính đang không ngừng thay đổi. Đáng buồn là những nỗ lực đó đều không đem lại kết quả khả quan. Thậm chí "đứa con tinh thần" của John Sculley - máy tính bảng Newton MessagePad ra đời năm 1993 - lại bị coi là cú flop tệ hại nhất trong lịch sử Apple. Được tung ra thị trường với sứ mệnh "khai sáng" khái niệm "trợ lý cá nhân kỹ thuật số", tuy nhiên, sản phẩm này lại có doanh số cực kỳ đáng thất vọng bởi giá bán quá cao - 700 USD - cùng những tính năng không thực sự ấn tượng.

    Mac System 7.

    Hệ điều hành Mac System 7 - Sai lầm thứ 2 của John Sculley.

    Thế nhưng, không chịu rút kinh nghiệm từ sai lầm trước đó, CEO John Sculley lại tiếp tục dẫm vào vết xe đổ của chính mình khi dành quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhằm đưa hệ điều hành System 7 vào bộ vi xử lý PowerPCc hoàn toàn mới của IBM/Motorola, thay vì bộ xử lý Intel đang rất được ưa chuộng lúc bấy giờ bởi giá thành phải chăng và dễ sử dụng.

    Với sự ra đời của hệ điều hành Windows, Microsoft dường như phất như diều gặp gió.

    Với sự ra đời của hệ điều hành Windows, Microsoft dường như "phất như diều gặp gió".

    Ngược lại, ở cùng thời điểm đó, sức ảnh hưởng của Microsoft lại ngày một rõ nét trên thị trường máy tính. Trong khi các dòng máy tính Macintosh chỉ cung cấp cho người dùng một thư viện phần mềm khá ít ỏi với mức giá cao, thì Microsoft lại thu về nhiều cảm tình hơn khi đánh trúng tâm lý người dùng phổ thông với hệ điều hành Windows 3.0 giá rẻ và dễ sử dụng.

    Gil Amelio - Gương mặt thay thế CEO John Sculley vào năm 1996.

    Gil Amelio - Gương mặt thay thế CEO John Sculley vào năm 1996.

    Với hàng loạt báo cáo đáng thất vọng từ việc kinh doanh, hội đồng quản trị của Apple nhận thấy CEO John Sculley đã chưa làm tròn trách nhiệm. Kết quả là ngay sau khi Apple không đạt được chỉ tiêu lợi nhuận quý đầu năm 1993, John Sculley đã bị sa thải, và Michael Spindler được bổ nhiệm vào vị trí CEO. Năm 1994, máy tính Macintosh đầu tiên chạy bộ vi xử lý PowerPC đã được bán ra thị trường. Tuy nhiên, may mắn lại chưa mỉm cười với Apple khi bị ánh hào quang của Microsoft lúc bấy giờ che khuất. Cuối cùng, sau thất bại trong đàm phán sáp nhập với hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn như IBM, Sun MicroSystems và Philips, hội đồng quản trị của Apple đã nhất trí đưa Gil Amelio lên thay thế CEO đương nhiệm vào năm 1996.

    Amelio là người có công đưa Steve Jobs trở lại Apple và giúp vực dậy công ty này.

    Amelio là người "có công" đưa Steve Jobs trở lại Apple và giúp vực dậy công ty này.

    Mặc dù vậy, Apple dưới nhiệm kỳ của Amelio cũng không có quá nhiều thành tựu đáng chú ý. Thậm chí không ít lần công ty này phải đối mặt với nguy cơ "đứng bên bờ vực" khi giá cổ phiếu bất ngờ sụt giảm ở mức thấp nhất trong vòng 12 năm, nguyên cớ chủ yếu đến từ sự ra đi của Steve Jobs sau khi ông bán lại toàn bộ 1,5 triệu cổ phiếu Apple của mình chỉ trong một phiên giao dịch. Tuy nhiên, may mắn thay, Amelio đã đưa ra một quyết định vô cùng sáng suốt khi mua lại công ty máy tính NeXT của Steve Jobs với giá 429 triệu USD. Đây đồng thời cũng là cách nhanh nhất để đưa bộ óc tài ba này quay trở lại nhằm vực dậy Apple.

    Steve Jobs nhanh chóng lấy lại được vị thế trong Apple bằng chức vụ CEO.

    Steve Jobs nhanh chóng lấy lại được vị thế trong Apple bằng chức vụ CEO.

    Vào ngày 4/7 năm đó, Steve Jobs đã "đăng đàn" chứng tỏ khả năng của bản thân, nhằm thuyết phục ban điều hành Apple nhận ra và bổ nhiệm anh làm CEO tạm thời. CEO Gil Amelio từ chức không lâu sau đó, tạo cơ hội cho Steve Jobs nắm lấy và lèo lái con thuyền Apple.

    Chiến dịch quảng cáo Think Different của Apple năm 1997.

    Chiến dịch quảng cáo "Think Different" của Apple năm 1997.

    Chiến dịch quảng cáo đầy ấn tượng "Think Different" (Nghĩ khác đi) của Apple được triển khai vào năm 1997, với sự góp mặt của hàng loạt nghệ sĩ và nhà khoa học nổi tiếng. Tên gọi của chiến dịch này cũng chính là châm ngôn làm việc của Steve Jobs trong mọi thời kỳ, cho dù có góp mặt ở Apple hay không.

    Steve Jobs cùng chiếc máy tính iMac ra đời năm 1998.

    Steve Jobs cùng chiếc máy tính iMac ra đời năm 1998.

    Dưới bàn tay lãnh đạo của Steve Jobs, Apple vẫn duy trì mối quan hệ "thân tình" với Microsoft, nơi đã rót một khoản vốn đầu tư khổng lồ trị giá 150 triệu USD cho Apple vào năm 1997. Thời gian này cũng đánh dấu sự tin tưởng của Steve Jobs dành cho khiếu thẩm mỹ của Jony Ive - người có nhiệm vụ thiết kế toàn bộ cho mẫu máy tính iMac ra đời năm 1998. Cho đến năm 2001, Apple giới thiệu hệ điều hành Mac OS X, dựa trên những gi Steve Jobs đã nghiên cứu khi còn điều hành công ty máy tính NeXT. Thành công rực rỡ của Mac OS X dần dần che lấp những con số đáng thất vọng trong quá khứ của System 7, đưa Mac OS X trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới.

    Steve Jobs đã ghi tên mình vào bảng vàng các huyền thoại công nghệ với dòng sản phẩm iPhone vào năm 2007.

    Steve Jobs đã ghi tên mình vào "bảng vàng" các huyền thoại công nghệ với dòng sản phẩm iPhone vào năm 2007.

    Và đương nhiên, chiến thắng rực rỡ nhất của Apple đã thuộc về tay Steve Jobs với dòng sản phẩm có sức ảnh hưởng đầy ngoạn mục - iPhone. Ra mắt lần đầu tiên năm 2007, đây không chỉ là thành tựu đáng tự hào nhất của Apple, mà còn là bước ngoặt đáng ghi nhớ trong lịch sử chế tạo smartphone của thế giới. Với iPhone, thành công liên tiếp tìm đến, đưa Apple trở thành thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong nhiều năm.

    Tham khảo BusinessInsider

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ