Phải làm sao khi biết lương đồng nghiệp cao hơn mình?

    PV,  

    Ở hầu hết các công ty, mức lương không được công khai. Phần lớn chúng ta không biết được đồng nghiệp của mình kiếm được bao nhiêu tiền. Nhưng liệu bạn sẽ phản ứng ra sao nếu biết mức lương của đồng nghiệp – đặc biệt là khi họ kiếm nhiều hơn mình?

    Sự thật thường mất lòng rằng mức lương tại các công ty là “KHÔNG BAO GIỜ BÌNH ĐẲNG”. Có rất nhiều lý do như: khoản thưởng do đến từ các trường Đại học danh tiếng, tuyển ngang hay đơn thuần là khoản tăng do người đó là bạn của sếp lớn trước khi vào công ty.

    Đấy là chưa đề cập tới những vấn đề vĩ mô ảnh hưởng tới tất cả mọi người như: khoảng cách thu nhập theo giới tính và sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập.

    Vì thế nếu nói lương tốt thì chỉ là tương đối. Và khi bạn biết một người làm ở vị trí tương tự như bạn lại có lương cao hơn, thì hiển nhiên bạn sẽ thấy tức giận hay thất vọng. Nhưng tốt hơn hết bạn nên vượt qua những cảm xúc đó và đặt mục tiêu tăng lương lên trên hết.

    Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn làm điều đó.

    1. Giữ bình tĩnh

    Cơn tức giân của bạn có thể “gây bão” tại chính phòng sếp và yêu cầu anh ta trả thêm bạn nhiều tiền. Hay bạn có thể đổ hết những cau có của mình lên đồng nghiệp có thu nhập cao hơn với nụ cười mỉa mai kiểu: “Anh? THẬT Á?”

    Đương nhiên, những hành động đó là không nên. Bạn nên hít một hơi, đi dạo một chút, đừng đưa ra bất kỳ quyết định nào vội vàng hay đối đầu với bất kỳ ai. Hẳn bạn sẽ cảm thấy ức chế như kiểu mình không đáng giá hay công ty chẳng công bằng chút nào.

    Nhưng hãy cố gắng thay đổi cách bạn nói với bản thân về tình cảnh này.

    2. Dành thời gian để xử lý

    Để chấp nhận thông tin đó, bạn nên xem xét tình cảnh dựa trên góc nhìn của sếp bạn. Tại sao anh ta lại đưa ra quyết định lương như vậy. Có lẽ bởi vì đồng nghiệp lương cao kia có nhiều thâm niên hơn, nhiều kinh nghiệm hơn hay bằng cấp tốt hơn bạn.

    Hay anh ta tuyển ngang từ công ty khác. Bạn cũng nên nghĩ tới hiệu suất làm việc của mình, cộng với những đóng góp đã bằng người ta chưa. Điểm mấu chốt là bạn phải thành thật với chính bản thân, liệu mình đã được trả lương xứng đáng?

    Nếu câu trả lời là có, hãy coi thông tin đó như động lực để bạn làm tốt hơn trước khi đến kỳ tăng lương tiếp theo; còn nếu câu trả lời là không, bạn nên nói chuyện với sếp của mình.

    Việc nói chuyện với sếp về mức lương mình không xứng đáng bằng đồng nghiệp có thể không phải là cách hay trừ phi bạn đang muốn tìm kiếm sự hướng dẫn và hỗ trợ từ sếp mình.

    3. Nói chuyện với sếp bạn

    Cách bạn phát hiện ra sự khác biệt trong mức lương – cho dù qua lời đồn hay vì tài liệu lương bất cẩn để trên máy photocopy – không quan trọng bằng thực tế có người lương cao hơn bạn.

    Hãy đến nói chuyện với sếp theo kiểu: “Dạo này, tôi có quan ngại về nhiều người có lương cao hơn tôi dù làm cùng một việc.”

    Đừng nói chuyện như anh ta là kẻ thù hay đòi hỏi kiểu hạch sách; bạn đơn thuần chỉ nói cho sếp biết rằng bạn biết điểm số mà sếp bạn đang đánh giá nhân viên. Sau đó hãy nói mấy câu kiểu: “Tôi đã làm việc chăm chỉ và tôi yêu công việc tại đây. Liệu tôi cần làm gì để mở rộng cơ hội tăng một lượng đáng kể trong lần tới xét duyệt lương?”

    Chiến thuật là thông báo cho sếp bạn và cho anh ta biết rằng bạn sẽ không dễ dàng bị xoa dịu với mức tăng thấp. Các chuyên gia tâm lý cũng khuyên bạn không nên đề cập cụ thể tên người đồng nghiệp nào có lương cao hơn vì điều đó chẳng giúp ích gì.

    Cuộc nói chuyện đó là về CHÍNH BẠN, về những giá trị mà bạn đem đến cho công ty và cách bạn có mức lương mà mình muốn.

    4. Lấy nhiều thông tin hơn từ phía Nhân sự

    Bạn không muốn phá hoại mối quan hệ quan trọng nhất tại nơi làm việc – quan hệ với sếp. Nhưng khi nhắc đến việc tăng lương thì bạn cần có càng nhiều thông tin càng tốt. Nên bạn cần nói chuyện với phòng nhân sự của công ty để hiểu rõ mức lương hiện tại.

    Nhân sự có thể nói với bạn về dải lương của công ty nhưng điều đó có thể giúp bạn có cảm nhận tốt hơn về dải lương tương đương như bạn. Khi bạn biết mức lương của mình ở đâu – cao, thấp hay mức trung bình – bạn có thể hiểu hơn về khả năng công ty có thể gia tăng mức lương cho mình.

    Nhưng bạn nên tiếp cận nói chuyện với nhận sự dựa trên tinh thần tò mò và hợp tác, và có câu hỏi cụ thể. Đừng buộc tội hay tỏ ra kiêu ngạo với nhận sự. Nếu bạn phát hiện ra mình đang ở một khung lương thấp hơn trong khi bạn làm tốt, trách nhiệm giải thích thuộc về nhân sự trong sự minh bạch.

    5. Hãy thực tế

    Khi đến thời điểm xem xét mức lương, điều quan trọng bạn cần nhớ là cần thực tế với những điều có thể xảy ra. Thực tế rằng bạn không thể thay đổi mức lương đáng kể tại một công ty, trừ khi bạn được thăng chức hay ở vào một vị trí mới hoàn toàn. Đó là cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

    Nhưng nếu không được tăng nhiều, hãy nghĩ tới cách khác để khắc phục tình trạng chênh lệch này. Có lẽ một khoản tiền thưởng làm tốt, hay một tuần nghỉ phép hay có thêm nhân viên hỗ trợ cũng là cách công nhận và khen thưởng xứng đáng.

    Nếu bạn vẫn cảm thấy không thỏa mãn, thì đã đến lúc xem có việc mới nào không. Việc tìm kiếm là cách kiểm tra giá trị của bạn trên thị trường và xem bạn có đáng giá không.

    Những nguyên tắc cần nhớ:

    NÊN:

    - Xem xét sự việc trên quan điểm của sếp bạn

    - Suy nghĩ sáng tạo về những cách khắc phục tình trạng chênh lệch nếu bạn không được tăng như mong muốn.

    - Cố gắng lấy nhiều thông tin từ phía Nhân sự

    KHÔNG NÊN:

    - Vội vàng. Thất vọng ở bạn là điều dễ hiểu, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tỉnh táo.

    - Đề cập cụ thể đến người đồng nghiệp có lương cao hơn trong buổi nói chuyện xem xét lương. Tập trung vào giá trị mà bạn đem lại cho công ty.

    - Ở lại một vị trí mà nhà tuyển dụng từ chối trả mức lương mà bạn xứng đang được theo giá thị trường ở vị trí của bạn.

    Ngọc Quân/CafeBiz/Theo Trí Thức Trẻ​

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ