Sau Google, Facebook ứng dụng trí tuệ nhân tạo để "đọc" status của người dùng

    Trần Anh, Trần Anh 

    Facebook hiện đang hướng tới mục tiêu hiểu hơn về 700 triệu người dùng trên khắp thế giới, những người hiện đang chia sẻ thông tin về đời sống thường nhật của họ thông qua mạng xã hội.

    Mới đây, Facebook đã thành lập một nhóm nghiên cứu với nhiệm vụ thử nghiệm và triển khai ý tưởng sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để “tự học hỏi chuyên sâu” (deep learning) thông qua mạng lưới tế bào não. Nhờ vào phương thức chia sẻ dữ liệu trên Facebook, hãng có thể đẩy mạnh doanh số quảng cáo trực tuyến theo cách riêng của mình.

    Nghiên cứu tìm kiếm đã chỉ ra những tiềm năng trong việc cho phép phần mềm máy tính có thể xử lí dữ liệu cảm xúc hay các sự kiện được hiển thị dưới dạng text cho dù nó chưa được lập trình trước, nhận dạng đồ vật trong những bức ảnh và thực hiện những dự đoán phức tạp về hành vi của con người trong tương lai.

    Sau Google và Microsoft, Facebook “bon chen” nghiên cứu tìm kiếm
    Nhờ vào nghiên cứu tìm kiếm, Facebook giờ đã hiểu hơn về con người
     
    Hiện tại, nhóm dự án 8 người trên chỉ được biết đến với nhiệm vụ phát triển trí thông minh nhân tạo và chi tiết về những thí nghiệm của họ vẫn đang được giữ kín. Tuy nhiên, giám đốc công nghệ của Facebook – Mike Schroepfer nói rằng một trong những ứng dụng rõ ràng nhất của nghiên cứu tìm kiếm chính là cải thiện bảng tin (new feeds) và danh sách cập nhật cá nhân trong thời gian gần. Công ty hiện vẫn đang sử dụng kĩ thuật nghiên cứu người dùng truyền thống có khả năng chọn lọc trung bình 1.500 tin trên Facebook nhưng chỉ hiển thị từ 30 tới 60 tin được xem như quan trọng nhất đối với mỗi tài khoản người sử dụng. Schroepfer cho biết Facebook đang dần cải thiện khả năng lựa chọn thông tin phù hợp nhất đối với mỗi người dùng bởi sự gia tăng không ngừng của lưu lượng dữ liệu do chính người dùng tạo ra hằng ngày và thay đổi cách con người sử dụng mạng xã hội.

    Phát biểu trên tờ MIT Technology Review, Schroepfer nói: “Lượng dữ liệu đang gia tăng về chất và mọi người đang kết bạn ngày càng nhiều, nhờ vào sự phát triển của điện thoại di động, mọi người có thể online thường xuyên hơn. Tôi sẽ không phải nhìn vào bảng tin của mình mỗi ngày một lần nữa; thay vào đó, tôi sẽ liên tục sử dụng điện thoại mỗi khi phải chờ bạn mình hay ở một quán cà phê nào đó. Chỉ với 5 phút, chúng tôi sẽ “khai sáng” cho bạn.”

    Sau Google và Microsoft, Facebook “bon chen” nghiên cứu tìm kiếm
    Nhờ vào sự phát triển của di dộng, chúng ta có thể truy cập Facebook mọi nơi

    Ngoài ra, giám đốc công nghệ của Facebook cũng cho biết thêm về khả năng sắp xếp ảnh của dự án nghiên cứu tìm kiếm và chọn ra những bức nào đẹp nhất để chia sẻ trên Facebook.

    Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, dự án nghiên cứu tìm kiếm của Facebook hiện đang thực hiện chỉ là “ăn theo” của 2 ông lớn Google và Microsoft (đã gây được ấn tượng mạnh đối với làng công nghệ hồi năm ngoái). Cụ thể, Google hiện vẫn đang dẫn đầu trong mảng tìm kiếm và chỗ đứng của họ càng được củng cố vững chắc hơn khi cho ra mắt phần mềm nhận diện mèo và các loại đồ vật khác thông qua hình ảnh thu được từ video trên Youtube. Ngay sau đó, hãng lại tiếp tục phát triển công nghệ phân tích tìm kiếm giúp dịch vụ nhận diện giọng nói của Google giảm tỉ lệ lỗi.

    Ngoài ra, các chuyên gia nghiên cứu của Microsoft cũng sử dụng công nghệ kể trên trong việc xây dựng hệ thống có khả năng phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Trung trong thời gian thực. Website Baidu của Trung Quốc gần đây cũng xây dựng một phòng nghiên cứu ở thung lũng Silicon hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu tìm kiếm.

    Trong những năm gần đây, các tập đoàn công nghệ lớn đã tìm ra phương thức khai thác triệt để các tính năng phức tạp của phương thức nghiên cứu tìm kiếm như hệ thống hạn chế tin rác (spam) hay nhận diện khuôn mặt trên ảnh. Theo ông Elliot Turner – người sáng lập đồng thời là CEO của Alchemy API, các tập đoàn phát triển nhất hiện đang manh nha hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu trên bởi nguồn lợi thu được từ các công nghệ có sẵn là không hề nhỏ.

    Sau Google và Microsoft, Facebook “bon chen” nghiên cứu tìm kiếm
    Nguồn lợi có thể thu được nhờ công nghệ kể trên là không hề nhỏ

    Cụ thể, Elliot cho biết “nghiên cứu [giúp máy tính] hiểu được hình ảnh, ngôn ngữ và kí tự đã và đang được thực hiện trong nhiều thập kỉ qua, nhưng sự đột phá trong công nghệ vẫn chỉ dừng lại ở mức hữu hạn. Điển hình như trong mảng hình ảnh và giọng nói, chúng ta mới chỉ khai thác được trên dưới 30% khả năng của nghiên cứu tìm kiếm.”

    Trước kia, phương thức xử lí tìm kiếm tốn rất nhiều công sức bởi trước khi đưa dữ liệu vào phần mềm xử lí, các chuyên gia phải tự mình chọn ra các phần mềm tương ứng với mỗi loại dữ liệu và phân loại chúng theo những gì thu được, ví dụ như những bức ảnh có chứa xe ô tô.

    Tuy nhiên, hệ thống nghiên cứu tìm kiếm ngày nay có thể hoạt động tốt mà không cần đến sự can thiệp của con người bởi chúng có thể tự tìm ra những dữ liệu có ích nhất cho bản thân để hiểu. Thậm chí chúng cũng có thể xử lí những dữ liệu chưa được phân loại (giống như phần mềm nhận diện mèo của Google). Hệ thống cũng có khả năng sử dụng phần mềm để tái tạo lại mạng lưới tế bào não, còn được biết đến dưới cái tên mạng lưới thần kinh (neural net), để xử lí dữ liệu và yêu cầu tập hợp dữ liệu mạnh hơn từ máy tính.

    Sau Google và Microsoft, Facebook “bon chen” nghiên cứu tìm kiếm
    Mạng lưới thần kinh - yếu tố mấu chốt của nghiên cứu tìm kiếm

    Theo Srinivas Narayanan, kĩ sư quản lí phụ trách thành lập nhóm của Facebook cho biết nhóm AI của ông sẽ tiếp tục phát triển các ứng dụng hỗ trợ sản phẩm của công ty và cải thiện khả năng nghiên cứu theo chủ đề để đưa ra công chúng trong thời gian tới. Thêm vào đó, một trong những cách giúp Facebook nâng cao khả năng nghiên cứu tìm kiếm đó chính là tạo ra các loại phần cứng và phần mềm mới để xử lí các bộ dữ liệu. “Vấn đề ở đây chính là tìm cách liên kết phần cứng và phần mềm bởi nếu muốn mở rộng mạng lưới, bạn cần phải dung hòa được cả hai.” – Srinivas phát biểu.

    Về nhân sự của nhóm phát triển trí thông minh nhân tạo trên, Facebook đã thuê cựu nhân viên của Google, chuyên gia trong mảng nghiên cứu tìm kiếm Marc’ Aurelio Ranzato cùng các thành viên khác bao gồm Yaniv Taigman – đồng sáng lập của startup nhận diện khuôn mặt Face.com, chuyên gia hình ảnh máy tính Lubomir Bourdev và kĩ sư kì cựu của Facebook – Keith Adams.

    Tham khảo: Technologyreview

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ