10 phát minh giúp con người tránh khỏi thảm họa diệt vong (Phần II)

    Trần Nam Sơn, lunatic_lady90@yahoo.com 

    Cùng Genk tìm hiểu xem con người đã sử dụng bộ não của mình để làm bá chủ Trái đất như thế nào.

    Trong phần I của bài viết chúng ta đã được biết đến những phát minh đơn giản nhưng đã giúp con người tránh khỏi hảm họa diệt vong như bánh xe, lưỡi dao, hệ thống xử lý chất thải ... Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu những phát minh còn lại, mà nếu không có chúng, có thể chúng ta đã không còn tồn tại trên Trái Đất.

    Thiết bị lọc nước

    Theo những số liệu của tổ chức Y tế thế giới, cho đến năm 2005, nước ô nhiễm đã dẫn đến những nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới, với 3.4 triệu người mỗi năm, trên cả chiến tranh và khủng bố cộng lại. Trẻ em tại những quốc gia phát triển, với những hệ miễn dịch vốn đã bị suy yếu bởi chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, nay còn bị đe dọa nhiều hơn bởi nguồn nước ô nhiễm chúng phải tiếp xúc mỗi ngày.

    Tuy nhiên, tình trạng này đã từng tồi tệ hơn rất nhiều. Trong nhiều thế kỷ, ngay cả ở những quốc gia phát triển, những nguồn nước chứa đầy phẩy khuẩn tả đã giết chết vô số sinh mạnh. Khi dịch tả bùng phát vào năm 1854 tại Anh, nhà khoa học John Snow lần đầu tiên đã phát hiện ra nguyên nhân, đó là một loài vi sinh vật trong nguồn nước bị ô nhiễm chất thải. Cũng chính ông là người có ý tưởng đưa chlorine vào nguồn nước để khử khuẩn, và kết quả hiển nhiên là dịch bệnh đã bị dập tắt. Từ đó đến nay, nhiều công nghệ lọc tiên tiến đã ra đời, giúp cho nguồn nước của chúng ta trở nên sạch hơn rất nhiều.

    Lửa

    Những bằng chứng khảo cổ học cho thấy, người châu Phi đã bắt đầu biết cách mồi, giữ và sử dụng lửa từ ít nhất cách đây 800.000 năm. Chính kỹ năng sử dụng lửa một cách thành thạo là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất giúp loài người sống sót và phủ kín Trái đất như ngày nay.

    Một trong những ứng dụng không thể không nhắc đến – đó chính là sự ra đời của ngọn đuốc. Một ngọn đuốc có thể bảo vệ bạn khỏi sự đe dọa của thú dữ, nó cũng đồng thời là nguồn sưởi ấm giúp bạn tránh khỏi cái lạnh xuống dưới 0 độ. Thêm vào đó, lửa cũng là yếu tố chính giúp cho sự chế biến thịt và hoa quả sống, từ đó gia tăng sự đa dạng trong bữa ăn hàng ngày.

    Cho đến tận ngày nay, khi chúng ta đã không còn phải tụ tập xung quanh một đám lửa và chia sẻ từng miếng thịt voi ma mút, lửa vẫn là thứ không thể thiếu. Một cách cụ thể hơn, cả thế giới có lẽ sẽ nhanh chóng sụp đổ nếu gas, xăng dầu hay bất cứ loại chất đốt nào khác đột nhiên biến mất khỏi mặt đất.

    Hạt giống - trồng trọt

    Nếu không có nguồn thực phẩm đến từ nông nghiệp, chúng ta sẽ phải dành phần lớn thời gian trong quãng đời ngắn ngủi của mình vào việc thu lượm, săn bắn – đó chính xác là những gì tổ tiên chúng ta vẫn làm hàng ngày để tồn tại. Thực ra, thu lượm và săn bắn cũng không có gì quá tồi tệ. Nó giới hạn con người trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên sẵn có ở xung quanh, điều này hiển nhiên gây tổn hại ít hơn nhiều so với những gì chúng ta đã và đang làm với môi trường ngày nay.

    Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải liên tục đối mặt với nguy cơ chết đói. Đồng thời, nó giới hạn loài người trong việc tồn tại thành những nhóm nhỏ. Những thứ như kinh tế, chính trị, văn hóa trở nên quá xa vời. Đó là lý do tại sao việc gieo trồng lại có vai trò quan trọng đến vậy trong sự tồn tại của loài người.

    Việc gieo trồng không chỉ là một, mà là một series của rất nhiều các đột phá khoa học và kỹ thuật. Nhưng tất cả những điều này chỉ bắt đầu vào khoảng vài nghìn năm trước, khi loài người bắt đầu học cách thu lượm hạt giống từ các loại cây hoang dã, chăm bón và thu hoạch chúng. Theo kết quả phân tích DNA của các thực phẩm hiện đại, sự gieo trồng có lẽ đã bắt đầu từ cách đây 9 đến 10 nghìn năm tại vùng tây nam châu Á.

    Thuốc kháng sinh

    Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, bất cứ ai cũng đã từng đối mặt với nguy cơ tử vong vì 1 trận dịch nào đó – đôi khi bùng phát trên quy mô vượt quá 1 châu lục. Chỉ riêng mình đại dịch Cái chết đen đã cướp đi sinh mạng của 200 triệu người vào thế kỷ 14.

    Chỉ đến đầu thế kỷ 20, phương thuốc chữa trị mới bắt đầu xuất hiện. Bác sỹ Alexander Fleming khi đang cố tìm ra một phương thức chống lại vi khuẩn, đã nhận ra một mẫu nấm có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Fleming sau đó đã cho xuất bản một bài báo về phát hiện của mình vào năm 1929. Một trong những người học trò của ông, Bác sỹ Cecil Paine đã trở thành người đầu tiên giải trình rõ những tác dụng của Penicillin, một loại thuốc được chiết xuất từ nấm. Từ đó trở đi, việc sử dụng Penicillin và các kháng sinh liên tục được cải tiến đã làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn. Giang mai, nhiễm khuẩn huyết và tất nhiên, đại dịch đen đã không còn là mối hiểm họa đẩy con người đến bờ vực diệt chủng nữa.

    Phương pháp bảo quản thức ăn

    Lọ dưa muối trong tủ bếp nhà bạn có vẻ như chỉ là một trò cười nếu so với các phát minh nói trên. Nhưng chính khả năng bảo quản thức ăn trong thời gian dài, trước khi tủ lạnh ra đời đã giúp loài người sống sót qua vô số những thảm họa tự nhiên và nhân tạo, khi nguồn thực phẩm đã bị cắt đứt.

    Hộp bảo quản ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 18, khi đạo quân của Napoleon chịu tổn thất từ sự thiếu lương thực và dinh dưỡng hơn là đánh nhau với kẻ thù. Chính phủ Pháp đã treo giải thưởng 12.000 franc cho bất cứ ai có thể đưa ra giải pháp bảo quản đồ dự trữ của binh lính trên chiến trường. Một người lính có tên Nicholas Appert đã đề ra ý tưởng cho đồ đã nấu vào một lọ kín và nhúng ngập nước sôi để đưa hết không khí ra ngoài. Anh tin rằng chính không khí là thứ đã phá hỏng đồ ăn.

    Phải hơn nửa thế kỷ sau, Louis Pasteur mới khám phá ra rằng, nhiệt độ thực ra đã giết chết các vi khuẩn và đây chính là nguyên nhân làm đồ ăn trở nên ôi thiu

    Tham khảo: Howstuffworks

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ