10 sự thật đáng ngạc nhiên về các Mặt trăng trong vũ trụ

    TVD,  

    Khi nói về hệ Mặt Trời, chúng ta chỉ quan tâm tới các hành tinh mà quên mất sự có mặt của những vệ tinh xung quanh chúng.

    Khi nói về hệ Mặt Trời, chúng ta chỉ quan tâm tới các hành tinh mà quên mất sự có mặt của những vệ tinh xung quanh chúng. Đó chính là các Mặt trăng có quỹ đạo quay xung quanh những hành tinh này. Mặc dù con người đã đặt chân lên Mặt trăng của Trái đất, tuy nhiên không có nghĩa là chúng ta đã hiểu hết về những vệ tinh “nhỏ bé” này. Có những sự thật về các Mặt trăng trong vũ trụ sẽ khiến các bạn phải ngạc nhiên.

    1. Mặt trăng Charon của sao Diêm Vương

    Sao Diêm Vương và mặt trăng lớn nhất của nó là Charon có một sự kết nối thú vị, tốc độ quay quỹ đạo của Charon bằng đúng với tốc độ quay quanh trục của sao Diêm Vương và vì thế hai thiên thể này luôn đối mặt với nhau tại cùng một điểm.

    10_489274161

    Khác với Mặt trăng của Trái đất, có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với Trái đất nên chịu lực hấp dẫn và giữ quỹ đạo bay xung quanh Trái đất. Mặt trăng Charon có kích thước gần bằng cả sao Diêm Vương và vì thế lực hấp dẫn của sao Diêm Vương và Charon có tác động tương tự nhau, khiến nó trở thành một cặp không thể tách rời. Điều này khiến cho các nhà thiên văn học tự hỏi liệu có phải thực tế Mặt trăng Charon đang quay xung quanh sao Diêm Vương hay không, hay là hai thiên thể này đang quay xung quanh một điểm trung tâm nào khác.

    2. Mặt trăng của Trái đất gần như đã chết

    Trong quá trình quan sát, nghiên cứu cũng như lần hạ cánh trên bề mặt Mặt trăng, chúng ta biết rằng đây là một ngôi sao đã nguội lạnh và chết khoảng 3 – 4 tỷ năm trước đây. Những phát hiện trên bề mặt của Mặt trăng cho thấy đã từng có sự hoạt động của các núi lửa giống như trên Trái đất.

    Tuy nhiên những hình ảnh thu thập được trong khoảng thời gian gần đây (bắt đầu từ năm 2009) lại cho thấy rằng đây đều là những núi lửa còn rất trẻ, mà có thể đã từng hoạt động cách đây 30-70 triệu năm. Điều này cho thấy bên trong lõi của Mặt trăng vẫn còn nóng và kéo dài lâu hơn các nhà khoa học nghĩ. Thậm chí cho đến nay vẫn có thể có một phần lõi nóng chảy bên trong Mặt trăng và nó vẫn còn “sống” chứ không phải là một ngôi sao chết.

    3. Sự phản chiếu từ hành tinh lên Mặt trăng

    Ánh sáng Mặt Trời khi chiếu đến Trái đất, một phần bị phản xạ lại và chiếu lên bề mặt của Mặt trăng. Trong quá trình quan sát Mặt trăng, các nhà khoa học của NASA đã phát hiện ra hiện tượng đặc biệt này. Điều quan trọng hơn đó chính là thông qua quang phổ phản chiếu trên bề mặt của Mặt trăng, các nhà khoa học phát hiện thấy dấu hiệu của sự sống, đó chính là nước và thảm thực vật trên Trái đất.

    Trong khi đó việc quan sát quang phổ trực tiếp từ các hành tinh để phát hiện ra dấu hiệu sự sống là khó hơn rất nhiều. Do đó với phát hiện mới này các nhà khoa học có thêm một cách hiệu quả khác để tìm ra những hành tinh có thể sinh sống mà không cần phải quan sát trực tiếp hoặc gửi tàu thăm dò đến tận nơi thám hiểm.

    4. Sao Kim có thể làm sáng tỏ sự hình thành Mặt trăng của Trái đất

    Nhiều nhà khoa học cho rằng Mặt trăng được hình thành do một ngôi sao có kích thước tương đương sao Hỏa đã va chạm với Trái đất trong những ngày đầu tiên hệ Mặt Trời hình thành. Đó là một giả thuyết được nhiều người đón nhận, vì phân tích thành phần địa chất của Mặt trăng rất giống so với Trái đất. Bên cạnh đó có một thắc mắc khiến các nhà khoa học vẫn đang đau đầu tìm lời giải, có liên quan đến sao Kim.

    7_177707017

    Sao Kim và Trái đất được hình thành từ cùng một đám bụi khí trong thời kỳ đầu của hệ Mặt Trời, vì vậy mà hai hành tinh này giống như anh em sinh đôi, giống nhau từ kích thước đến thành phần các chất hóa học và địa chất. Tuy nhiên vì sao sao Kim lại không có một mặt trăng của riêng mình giống như Trái đất? Có giả thuyết còn cho rằng Mặt trăng của Trái đất thực chất là một phần của sao Kim bị tách ra từ một vụ va chạm. Vậy Mặt trăng là do Trái đất hay sao Kim tạo ra, đó là thắc mắc mà các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa tìm được lời giải.

    5. Mặt trăng là những sao chổi

    Thông thường các mặt trăng có quỹ đạo ổn định xung quanh các hành tinh, do tác dụng của lực hấp dẫn. Tuy nhiên một số mặt trăng của các hành tinh lớn như sao Mộc, sao Thổ, sao Hải Vương lại có quỹ đạo rất kỳ lạ.

    Qua phân tích, các nhà khoa học nhận định rằng đây không hẳn là các vệ tinh được hình thành cùng với những ngôi sao này. Mà thực tế chúng có thể là các sao chổi bay ngang qua, do lực hấp dẫn quá lớn của các hành tinh khổng lồ này khiến cho chúng bị kéo vào quỹ đạo như một vệ tinh bay xung quanh.

    Tuy nhiên nếu đúng như vậy, đến một lúc nào đó, khi có gia tốc đủ lớn để thoát khỏi lực hấp dẫn, các mặt trăng này sẽ thoát khỏi quỹ đạo giống như một viên đạn đại bác bay ra khỏi nóng và bắn vào vũ trụ, hoặc vào hệ Mặt Trời. Trước đó cũng đã từng có những sao chổi du hành trong vũ trụ với phương pháp giống như vậy, các hành tinh này chỉ giống như một trạm dừng chân của những ngôi sao chổi.

    Tham khảo: Listverse

    >>10 sự thật kinh ngạc về hố đen trong vũ trụ (Phần II)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ