Ăn bao nhiêu quả chuối sẽ bị tử vong vì... nhiễm phóng xạ?

    Nova,  

    Nếu ăn 8 triệu quả chuối cùng lúc thì bạn sẽ tử vong vì nhiễm phóng xạ nghiêm trọng.

    Dĩ nhiên, lượng phóng xạ trong một quả chuối không đủ để gây hại cho cơ thể người nhưng chúng có thể làm hệ thống cảnh báo phóng xạ tại các sân bay kêu lên khi kiểm tra.

    Chuối là thực phẩm phóng xạ.

    Chuối thường phát ra một lượng phóng xạ rất nhỏ vì có mức độ đồng vị phóng xạ Kali 40 cao. Loại phóng xạ này có trong môi trường, phát xuất từ thực phẩm, nước và không khí. Lượng phóng xạ xuất phát từ chuối rất nhỏ: khoảng 0,1 microsievert. Hãy so sánh với phóng xạ khi chụp quang tuyến ngực là 0.1 mSv, CT scan toàn thân là 10 mSv sẽ thấy phóng xạ từ chuối không đáng kể.

    Sievert, ký hiệu: Sv, theo Hệ đo lường quốc tế là đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa có tác dụng gây tổn hại. Đơn vị được đặt tên theo tên của Maximilian Rolf Sievert, một nhà vật lý y tế Thụy Điển nổi tiếng với công việc đo liều lượng phóng xạ và nghiên cứu về ảnh hưởng sinh học của phóng xạ.

    Vì lượng quá nhỏ nên không có nguy cơ gây bệnh, mà ăn chuối còn có lợi vì chuối có chất xơ, vitamin B6 cũng như Kali giúp điều hòa huyết áp và duy trì nhiệm vụ của cơ bắp. Viện Y khoa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mĩ khuyến cáo người trưởng thành nên tiêu thụ ít nhất 4.700 mg Kali mỗi ngày.

    Mặc dù vậy, các chuyên gia đã "bật mí" về việc nếu ăn quá nhiều chuối thì hậu quả sẽ rất khó lường. Ví dụ nếu ăn 274 quả chuối trong vòng một ngày và liên tục 7 năm thì bạn sẽ có triệu chứng nhiễm phóng xạ mãn tính tương đương với nạn nhân của sự kiện Hiroshima năm 1945. Thậm chí, bạn có thể tử vong nếu ăn cùng một lúc 8 triệu quả chuối, còn tử vong vì phóng xạ hay bội thực thì chữa rõ.

    Tử vong vì ăn 8 triệu quả chuối.

    Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia. Ở nhiều vùng trên thế giới và trong thương mại, "chuối" là từ thường được dùng để chỉ các loại quả chuối mềm và ngọt. Những giống cây trồng có quả chắc hơn được gọi chuối lá. Cũng có thể cắt chuối mỏng, sau đó đem chiên hay nướng để ăn giống như khoai tây. Chuối khô cũng được nghiền thành bột chuối.

    Quả của những cây chuối dại (ở Việt Nam còn gọi là chuối rừng) có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối được buôn bán để ăn thiếu hột (xem Trái cây không có hột) vì đã được thuần hóa lâu đời nên có bộ nhiễm sắc thể tam bội. Có hai loại chuối cơ bản: các dạng chuối tráng miệng có màu vàng và được ăn khi chín, còn các loại chuối nấu được nấu khi còn màu xanh. Hầu hết chuối được xuất khẩu thuộc về loại đầu tiên; tuy nhiên, chỉ khoảng 10–15% tổng sản lượng chuối được xuất khẩu. Hoa Kỳ và các nước trong Liên minh châu Âu nhập khẩu chuối nhiều nhất.

    Tham khảo Wikipedia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ