Ấn Độ đồng ý cắt giảm sản lượng than nhập khẩu vì biến đổi khí hậu... nếu có đủ tiền hỗ trợ

    Nova,  

    Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ - ông Prakash Javadekar - nhận định rằng cho dùng giá điện mặt trời sẽ giảm 75% trong vòng 4 năm tới nhưng con số này vẫn đắt gấp đôi so với chi phí sử dụng nhiệt điện từ than đá.

    Trong khi cuộc họp giữa các nguyên thủ tịa Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP21) vẫn chưa đi đến một thỏa thuận chính thức, một thành viên của phái đoàn Ấn Độ - tiến sỹ Ajay Mathur - cho biết quốc gia Nam Á này luôn sẵn sàng cắt giảm sản lượng than nhập khẩu của mình nhưng với điều kiện là COP21 phải đưa ra một thỏa thuận hỗ trợ về tài chính để họ có thể chuyển qua sử dụng năng lượng tái tạo.

    Tiến sỹ Ajay Mathur cũng thừa nhận rằng chi phí chuyển qua sử dụng các loại hình năng lượng sạch sẽ có thể khiến nền kinh tế của quốc gia hơn 1 tỷ người này đi xuống một cách nghiêm trọng, Nếu không tìm được biện pháp thay thế các nhà máy nhiệt điện tại Ấn Độ trong thời gian tới thì quốc gia này sẽ trở thành nước có sản lượng than nhập khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2020, điều này đe dọa trực tiếp đến tình hình khí hậu cũng như môi trường tại đây.

    Trước đó, Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ - ông Prakash Javadekar - cũng tỏ rõ quan điểm rằng nếu không thể tìm kiếm được một thỏa thuận thiết thực thì quốc gia này sẽ vấn tiếp tục nhập khẩu than trong vòng ít nhất là 15 năm tới. Bản thân bộ trưởng này cũng nhận định rằng cho dùng giá điện mặt trời sẽ giảm 75% trong vòng 4 năm tới nhưng con số này vẫn đắt gấp đôi so với chi phí sử dụng nhiệt điện từ than đá. Bên cạnh đó, tiến sỹ Ajay Mathur cũng thông báo rằng Ấn Độ đã có một lộ trình chuyển đổi qua năng lượng tái tạo nhưng nó sẽ không thể thành hiện thực trong vòng tối thiểu 20 năm tới vì lẽ đó mà than đá sẽ vẫn là nguồn cung cấp điện chính cho người dân đất nước này, trừ khi COP21 tạo ra một điều gì đó khác biệt.

    Người phát ngôn phái đoàn Hoa Kỳ, Todd Stern, đã lên tiếng đánh giá rất cao lập trường của Ấn Độ và coi nó như một lời cảnh tình cho những nước tham gia COP21 lần này. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đối khí hậu trên toàn cầu. Với dân số 1,43 tỷ người, trong đó 1/3 sống trong nghèo đói, các nước Nam Á phải đối mặt với hai thách thức lớn nhất là vừa phải đạt được và duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng để xóa đói giảm nghèo, vừa phải chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

    Tham khảo BBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ