Các nước đồng loạt muốn xây dựng cơ sở nghiên cứu trên Mặt Trăng

    Nova,  

    Các cường quốc về khoa học vũ trụ đã lên kế hoạch đầy tham vọng: xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng.

    Cách đây hơn 40 năm, con người đã lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng và mở ra một kỷ nguyên mới cho công cuộc khám phá vũ trụ. Tiếp đó, chương trình Apollo 17 đã được NASA lên kế hoạch với mục đích khám phá phía bên kia của Mặt Trăng nhưng cuối cùng bị hủy bỏ vì những người đứng đầu cơ quan này đánh giá nó vẫn quá nguy hiểm.

    Hình ảnh một căn cứ giả tưởng trên Mặt Trăng của Cơ quan Không gian vũ trụ Châu Âu (ESA).

    Hình ảnh một căn cứ giả tưởng trên Mặt Trăng của Cơ quan Không gian vũ trụ Châu Âu (ESA).

    Mặc dù vậy, các nhà khoa học của Trung Quốc đã lên kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ đầy bí ẩn này. Một chương trình tàu đổ bộ không người lái sẽ được triển khai vào 2018 hoặc 2019 với mục tiêu hé mở những gì còn ẩn giấu bên dưới màn đêm của phía bên kia Mặt Trăng và nó được kỳ vọng sẽ tạo ra một cột mốc mới nữa cho ngành khoa học vũ trụ.

    Chương trình mang tên Chang’e 4 với mục tiêu xây dựng một trạm nghiên cứu ở phía bên kia của Mặt Trăng được coi như kẻ thừa kế của chương trình Chang’e 3 đã từng hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng vào ngày 14/12/2013. Tàu đổ bộ Chan'ge 3 mang theo robot thám hiểm Yutu được coi là trường hợp đổ bộ nhẹ đầu tiên được thực hiện nếu tính từ năm 1976 với nhiệm vụ Luna 24 của Liên Xô. Các nhà khoa học Trung Quốc đã thông báo về việc cơ quna vũ trụ Châu Âu (ESA) cũng tham gia vào chương trình này nhưng chưa rõ vai trò cụ thể của họ.

    Robot thăm dò Yutu trong chương trình tàu đổ bộ Change 3.

    Robot thăm dò Yutu trong chương trình tàu đổ bộ Chang'e 3.

    Tàu đổ bộ Chang'e 4 sẽ tiếp cận một vệ tinh tại điểm Lagrange thứ 2 để thực hiện công việc chuyển tiếp sóng liên lạc vì nếu đổ bộ lên phía bên kia Mặt Trăng thì sẽ không thể truyền tín hiệu trực tiếp về Trái Đất được. Nếu Chang'e 4 có thể tiếp cận thành công bề mặt phía bên kia của Mặt Trăng thì đây có thể là bước đi cơ sở cho việc đặt một trạm nghiên cứu bên trong vùng tối của vệ tinh này.

    Dự án này sẽ chỉ có Trung Quốc và Châu Âu hợp tác vì NASA đã bị Quốc hội Hoa Kỳ cấm các hoạt động hợp tác với phía đối tác Châu Á. Cả ESA và CSSA (Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc) đều tỏ ra nuối tiếc vì thiếu sự góp mặt của NASA.

    Hình ảnh về mỏ khai thác Hidro trong tương lai tên Mặt Trăng.

    Hình ảnh về mỏ khai thác Hidro trong tương lai tên Mặt Trăng.

    Mặc dù vậy NASA cũng không hề kém cạnh khi họ đã có kế hoạch đưa con người trở lại Mặt Trăng trong vòng 5-7 năm tới, cùng với đó là kế hoạch xây dựng một trạm nghiên cứu tiếp thoe đó 10-12 năm. Dự án Evolvable Lunar Architecture là là sự hợp tác giữa NASA và NexGen Space LLC, trong tương lai có khả năng thu hút thêm được những cái tên có tiếng khác trong làng công nghệ vũ trụ như SpaceX, Orbital ATK hoặc the United Launch Alliance.

    Mức chi phí tạm thời cho kế hoạch này dự tính rơi vào khoảng 10 tỷ USD trong vòng 5-7 năm và NASA sẽ tổ chức đấu thầu cho các đối tác với 2 gói thầu trị giá 5 tỷ USD cho từng gói. Với mục tiêu khai thác khí hidro có trong băng ở 2 vùng cực của Mặt Trăng, đây có thể sẽ là cú hích mới cho nền kinh tế trong tương lai và biến Mặt Trăng thành trạm tiếp tế mọi thứ từ nhiên liệu cho đến nhu yếu phẩm cho các chuyến thám hiểm không gian xa xôi hơi.

    Thông tin bên lề:

    Các điểm Lagrange (cũng gọi là L-point) là năm vị trí trong không gian liên hành tinh nơi một vật thể nhỏ chỉ bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn về lý thuyết có thể đứng yên so với hai vật thể lớn hơn (như một vệ tinh so với Trái Đất và Mặt Trăng). Chúng tương tự với các quỹ đạo địa tĩnh theo đó chúng cho phép một vật thể luôn nằm ở một vị trí xác định trong vũ trụ chứ không phải là một quỹ đạo theo đó nó luôn thay đổi vị trí liên tục.

    Tham khảo iflscience, TheVerge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ