Chúc mừng sinh nhật Marie Curie - Nhà nữ khoa học vĩ đại nhất lịch sử

    PV, S&L 

    Cùng tìm hiểu sơ qua về cuộc đời và sự nghiệp của nhà nữ khoa học lừng danh này.

    Nhắc đến nghiên cứu khoa học, mọi người thường nhớ nhiều hơn đến đóng góp của nam giới. Tuy nhiên, trong lịch sử của ngành này, chúng ta cũng không thể quên đi được sự đóng góp của nửa kia thế giới. Nổi tiếng nhất trong số các nhà khoa học nữ tính đến thời điểm này có lẽ là nhà hóa học - vật lý người Pháp gốc Ba Lan. Hôm nay, nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 144 của bà, chúng ta hãy điểm lại những chi tiết đáng chú ý về cuộc đời và sự nghiệp của nhà khoa học tài ba này.
     
    Tiểu sử sơ lược
     
    Marie Curie tên đầy đủ là (Maria Skłodowska-Curie) sinh ngày 7/11/1867, mất ngày 4/7/1934 (66 tuổi). Bà sinh ra tại Warsaw - thủ đô của Ba Lan. Sinh ra tại Ba Lan, nhưng Marie Curie chưa bao giờ mang quốc tịch Ba Lan, lúc đầu bà mang quốc tịch Nga và sau này là Pháp. Nguyên nhân là khi Marie Curie ra đời, Ba Lan đang bị Nga chiếm đóng. Sau này, vì những lý do liên quan đến việc học và sự nghiệp Marie Curie đổi sang quốc tịch Pháp. Bà mất năm 1934 tại Passy, Pháp.
     

     
    Marie Curie là một nhà hóa học - vật lý vĩ đại bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử nhận hai giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau: Vật Lý vào năm 1903 và Hóa học năm 1911). Công trình nghiên cứu của bà liên quan đến phóng xạ và bà đã tìm ra hai nguyên tố quan trọng nhất của ngành này, plotimum và radim.
     
    Cuộc đời
     
    Marie Curie sinh ra ở thủ đô của Ba Lan nhưng khi đó, Ba Lan đang bị Nga chiếm đóng nên bà mặc nhiên mang quốc tịch quốc gia này. Trước khi kết hôn, bà mang họ cha là Sklodowska. Bà là người con thứ năm và là con út trong gia đình hai nhà giáo nổi tiếng Bronisława và Władysław Skłodowsk. Anh chị em Marie Curie là  Zofia (sinh 1862), Józef (1863), Bronisława (1865) và Helena (1866).
     
    Gia đình bà có truyền thống gắn bó và rất nổi tiếng trong nghề dạy học, ông nội của bà là một giáo viên rất nổi tiếng tại Lubin. Cha của Marie, là thầy giáo toán và vật lý, đồng thời là giám đốc của 2 trường thể dục thể thao tại Warsaw. Mẹ Marie làm việc tại trường nội trú dành cho nữ rất có tiếng tại thủ đô Ba Lan.
     

     
    Tuổi thơ của Marie Curie không hạnh phúc nếu không muốn nói là cực kỳ bất hạnh. Mẹ và chị gái cả của Marie chết vì sốt phát ban vào năm cô bé mới 12 tuổi. Bố bị đuổi việc, cuộc sống của gia đình Marie trở nên cực kỳ khó khăn. Marie luôn có kết quả rất tốt tại trường học nhưng không thể tiếp tục bậc đại học do không đủ điều kiện. Để tiếp tục ước mơ học tiếp, Marie đã thỏa thuận với em gái thứ ba rằng mỗi người sẽ cung cấp tiền cho người kia học đại học, Marie là người bắt đầu đi làm trước để cô chị có tài chính để học. Sau này, cô chị gái và chồng chính là những người đã hỗ trợ tài chính để Marie Curie có thể tiếp tục bậc học của mình.
     
    Tình duyên lận đận
     
    Thành công trong khoa học nhưng đường "tình" của Marie lại không quá sáng sủa. Mối tình đầu lớn đầu tiên của bà bị gia đình bên "nhà trai" cấm cản. Cuộc chia tay này được cho là có ảnh hưởng rất lớn đến cả Marie và  Zorawski. Nói thêm rằng, Zorawki cũng là một con người hết sức thành công: ông đạt được học viện tiến sĩ rất sớm, trở thành giáo sư và hiệu trưởng của Đại học Krakow, chủ tịch Warsaw Society of Learning.
     

     
    Marie Curie gặp chồng mình, Pierre Curie vào năm 1894. Pierrce là một nhà khoa học thiên tài, giảng viên tại trường Hóa học và Vật lý. Vào tháng 7 năm 1895, hai nhà khoa học thiên tài chính thức thành hôn.
     
    Sau khi chồng mất, Marie Curie được cho là đã có một cuộc tình với nhà vật lý Paul Langevin - một cựu sinh viên của chồng.
     
    Nghiên cứu và thành tựu
     
    Vào năm 1896, tiến sĩ Henri Becquerel phát hiện ra muối Uranium phát ra các tia X Quang và ông chứng minh được rằng, các bước xạ này, không phụ thuộc vào một nguồn năng lượng bên ngoài, phát sinh một cách tự nhiên từ quặng uranium. Đây thực tế chính là hiện tượng phóng xạ.
     
    Sau này, Marie và chồng mình, Piere đã thực hiện tinh chế vài tấn Uraninit, tập trung vào các thành phần phóng xạ và cuối cùng, tách ra được muối clorua (Radium Clorua) và hai nguyên tố mới: Plonium và radi - những chất có tính phóng xạ mạnh hơn cả Urani. Radi là một chất cực kỳ quí và hiếm.
     

     
    Với những phát kiến vĩ đại về phóng sự, vợ chồng Curie đã nhận giải Nobel Vật lý vào năm 1903.
     
    Cũng với công trình nghiên cứu này, năm 1911, bà nhận giải Nobel thứ hai trong lĩnh vực hóa học với việc tách thành công Polonium và Radium. Bà cố ý không đăng ký bằng sáng chế tiến trình tách Uranium nhằm tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu sử dụng nó.
     
    Bà đã thành lập viện Radium tại Warsaw và Pháp. Rất nhiều trường học, viện nghiên cứu trên thế giới mang tên bà. Ở Việt Nam, có 3 ngôi trường mang tên bà ở Hà Nội, tp Hồ Chi Minh và Hải Phòng.
     
    Qua đời
     
    Marie Curie mất tại Pháp năm 1934 bởi ung thu bạch cầu, thiếu máu. Điều này chắc chắn bắt nguồn từ việc bà nghiên cứu phóng xạ trong điều kiện không được bảo vệ bằng những dụng cụ chuyên dụng như ngày nay. Chồng bà, Pierre mất do tai nạn xe ngựa nhưng sức khỏe của ông cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phóng xạ.
      

     
    Marie Curie dành cả cuộc đời cho những nguyên cứu về phóng xạ và ứng dụng của nó còn được sử dụng nhiều cho đến tận ngày nay. Hôm nay, 7/11, cả thế giới đang tưởng nhớ về bà, nhà nữ khoa học vĩ đại nhất lịch sử nhân loại. Logo của Google ngày hôm nay cũng với mục đích như vậy.
     
    Chúc mừng sinh nhật lần thứ 144, Marie Curie!
     

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ